Trang chủ / Thông tin tuyển sinh / Chưa chọn được ngành học sau tốt nghiệp THPT: Thí sinh cần làm gì?

Chưa chọn được ngành học sau tốt nghiệp THPT: Thí sinh cần làm gì?

Sau kỳ thi tốt nghiệp THPT QG 2025, nhiều thí sinh vẫn rơi vào trạng thái hoang mang vì chưa xác định được ngành học phù hợp để đăng ký xét tuyển.

Mông lung trước lựa chọn quan trọng

Không ít học sinh thừa nhận vẫn “trắng thông tin” về định hướng nghề nghiệp dù chỉ còn ít ngày nữa là đến thời điểm đăng ký nguyện vọng. Nỗi lo không chỉ của học sinh, mà còn khiến phụ huynh như “ngồi trên lửa”.

Bà Nguyễn Diễm Quỳnh (Bắc Ninh) cho biết con gái bà vẫn không chịu chia sẻ điều gì về chọn ngành, chọn trường, dù thời điểm đăng ký nguyện vọng đang đến gần. “Con bé không nói một lời. Hỏi gì cũng im lặng, trong khi bạn bè đã chuẩn bị từ rất sớm…”, bà Quỳnh lo lắng.

Trương Thị Quỳnh Như (Hà Nội) – học sinh giỏi nhiều năm – cũng thú nhận chưa tìm được hướng đi phù hợp. “Em học đều các môn nhưng không biết mình thích gì, thế mạnh ở đâu. Giờ chỉ biết chờ điểm thi rồi tính tiếp”, Như chia sẻ.

Tương tự, Trần Thùy Trang (Đà Nẵng) nói mình có tính cách hướng ngoại, thích khoa học tự nhiên nhưng lại chưa tìm được ngành học thực sự phù hợp: “Bố mẹ muốn em theo công nghệ thông tin, nhưng em không thích ngồi máy tính cả ngày…”.

Không biết chọn ngành nào: Điều bình thường ở tuổi 18

Theo cô Nhung – cán bộ tuyển sinh ngành Bác sĩ Y học cổ truyền Trường Đại học Lương Thế Vinh, việc học sinh chưa xác định rõ ngành nghề ở tuổi 18 là rất phổ biến, không cần quá lo lắng. “Nhiều bạn không biết mình thích gì là điều dễ hiểu. Quan trọng là phải trải nghiệm, đọc nhiều, thử làm những công việc nhỏ liên quan đến các ngành để hiểu mình hợp với gì”, cô Nhung khuyên.

Cô cũng lưu ý: Việc kỳ thi năm nay không còn xét tuyển sớm có thể khiến thí sinh căng thẳng hơn, nhưng quy chế mới vẫn đảm bảo công bằng. Cơ hội trúng tuyển không hề giảm đi nếu các em chủ động tìm hiểu ngành nghề, chuẩn bị hồ sơ đầy đủ và xét tuyển đúng quy trình.

Cẩn trọng với tâm lý “chọn ngành theo phong trào”

Các chuyên gia giáo dục cho rằng, trong vài năm gần đây, học sinh có xu hướng chọn ngành “hot”, dễ xin việc, lương cao… nhưng đôi khi lại không phù hợp với tính cách hoặc năng lực cá nhân. Điều này dễ dẫn tới chán nản, bỏ học giữa chừng.

Một ngành học có thể dẫn tới nhiều nghề khác nhau. Ngược lại, một nghề có thể tuyển dụng người học từ nhiều ngành. Vì vậy, học ngành gì không quan trọng bằng việc hiểu mình muốn làm nghề gì.

Ngành nào cũng có mặt trái. Hãy tìm hiểu kỹ lưỡng, từ chương trình học, môi trường làm việc, cho tới đặc điểm nghề nghiệp sau tốt nghiệp.

Giữa đam mê và năng lực: Cần một cái đầu thực tế

Một ví dụ điển hình là ngành Y – luôn thu hút đông đảo thí sinh nhưng cũng đòi hỏi năng lực học tập rất cao. Nếu thực sự yêu ngành Y nhưng chưa đủ khả năng vào Y đa khoa, thí sinh nên cân nhắc các lựa chọn khác như Y học dự phòng, Điều dưỡng hay Bác sĩ Y học cổ truyền.

Quan trọng nhất, vẫn là cân bằng giữa đam mê, năng lực học tập, điều kiện gia đình và triển vọng nghề nghiệp. 

Trường Đại học Lương Thế Vinh: Nơi nuôi dưỡng ước mơ học tập bền vững

Là một trong những trường đại học ngoài công lập có uy tín tại khu vực phía Bắc, Trường Đại học Lương Thế Vinh đang ngày càng khẳng định chất lượng đào tạo, đặc biệt ở các lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật, nông nghiệp và chăm sóc sức khỏe.

Trường chú trọng xây dựng chương trình học sát với thực tiễn, kết hợp kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp, giúp sinh viên có thể thích nghi nhanh chóng với thị trường lao động. Hằng năm, nhà trường tổ chức nhiều hoạt động kết nối doanh nghiệp, thực tập sớm, định hướng nghề nghiệp giúp sinh viên chủ động chuẩn bị cho tương lai.

Với mức học phí hợp lý, nhiều chính sách học bổng, môi trường học tập thân thiện, Trường Đại học Lương Thế Vinh là lựa chọn phù hợp cho những bạn trẻ đang tìm kiếm hướng đi bền vững trên con đường đại học.

Điện thoại tư vấn tuyển sinh: Hotline 1800 1092.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *