Trang chủ / Điểm chuẩn Đại học / Điểm chuẩn Đại học Luật năm 2018 và chỉ tiêu tuyển sinh năm 2019

Điểm chuẩn Đại học Luật năm 2018 và chỉ tiêu tuyển sinh năm 2019

Là một trong nhiều trường ĐH HOT nên chỉ tiêu của Đại học Luật luôn nhận được sự quan tâm của rất nhiều thí sinh. Vậy trong năm 2019, chỉ tiêu của trường là bao nhiêu?

Điểm chuẩn Đại học Luật năm 2018 và chỉ tiêu tuyển sinh năm 2019Điểm chuẩn Đại học Luật năm 2018 và chỉ tiêu tuyển sinh năm 2019

Điểm chuẩn Đại học Luật TPHCM năm 2018

Sau một thời gian chờ đợi thông tin tuyển sinh của nhiều trường ĐH trên cả nước, ĐH Luật TP.HCM đã công bố điểm trúng tuyển hệ đại học chính quy năm 2018. Theo đó, mức điểm chuẩn cao nhất của trường là 24,5 (ngành Luật Thương mại Quốc tế), thấp nhất 19 điểm (ngành Quản trị Kinh doanh). Ngoài ra, đối với các ngành có điểm chuẩn cao trong 2 năm gần đây như Luật Thương mại Quốc tế, Quản trị – Luật, Ngôn ngữ Anh và Luật, điểm chuẩn năm nay vẫn ở mức cao, dù kết quả thi THPT quốc gia có mức điểm trung bình thấp hơn nhiều so với 2017.

Điểm trúng tuyển vào các ngành nêu trên dành cho thí sinh thuộc khu vực 3. Mức chênh lệch điểm giữa hai nhóm đối tượng là 1 điểm, giữa hai khu vực kế tiếp là 0,25 điểm.

Chỉ tiêu tuyển sinh của ĐH Luật TPHCM năm 2019

Thông tin tối ngày 14-12-2018 trường ĐH Luật TP HCM công bố kế hoạch tuyển sinh năm 2019, theo đó nhà trường sẽ xét tuyển năm ngành, dự kiến tổng chỉ tiêu tuyển sinh vẫn không thay đổi là 1.900 sinh viên.

Hình thức đăng ký xét tuyển: Đăng ký xét tuyển chỉ được thực hiện duy nhất thông qua Trực tuyến (online), trong thời hạn 3 ngày, kể từ khi có kết quả thi THPT quốc gia năm 2019, thí sinh điền kết quả thi THPT quốc gia của 3 môn thuộc tổ hợp đã đăng ký xét tuyển qua đường link: dangkyxettuyen.hcmulaw.edu.vn

Phương thức tuyển sinh được trường thực hiện qua hai bước.

  • Bước 1: Xét tuyển (thông qua đăng ký xét tuyển chiếm 70% điểm trúng tuyển). Xét điểm học bạ và xét điểm kỳ thi THPT quốc gia.
  • Bước 2: Kiểm tra năng lực (chiếm 30% điểm trúng tuyển).

Căn cứ kết quả xét tuyển và điểm của bài kiểm tra năng lực, trường sẽ định ra mức điểm chuẩn đại học xét tuyển theo từng ngành và từng tổ hợp.

Quy trình tuyển sinh, gồm 2 bước:

Bước 1: Xét tuyển sơ bộ, căn cứ số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển, trường sẽ xét điểm trung bình ở 6 học kỳ THPT của 3 môn thuộc tổ hợp xét tuyển, gọi tắt điểm học bạ (tiêu chí 1: dự kiến chiếm tỉ trọng 10% điểm trúng tuyển) và điểm thi THPT quốc gia năm 2019 (tiêu chí 2: dự kiến chiếm tỉ trọng 60% điểm trúng tuyển) từ cao xuống thấp để xác định những thí sinh đạt yêu cầu xét tuyển sơ bộ.

Số lượng thí sinh được xét đạt yêu cầu xét tuyển sơ bộ không quá 300% so với chỉ tiêu dự kiến được phân bổ theo ngành và tổ hợp xét tuyển.

Bước 2: Xét trúng tuyển, chỉ những thí sinh đạt yêu cầu xét tuyển sơ bộ mới được trường thông báo tham gia làm bài kiểm tra đánh giá năng lực (tiêu chí 3). Bài kiểm tra này dự kiến chiếm tỉ trọng 30% điểm trúng tuyển vào trường.

Thí sinh có đầy đủ các điều kiện sau thuộc diện trúng tuyển: Có đủ điểm của 3 tiêu chí xét tuyển nêu trên; có kết quả điểm của 3 tiêu chí này nằm trong chỉ tiêu được phép tuyển; có điểm của từng môn của 3 tiêu chí không bị điểm liệt theo quy định của Bộ GD-ĐT. Trường xác định điểm trúng tuyển theo từng ngành và theo từng tổ hợp môn xét tuyển.

Chỉ tiêu tuyển sinh của ĐH Luật TPHCM năm 2019

Chỉ tiêu tuyển sinh của ĐH Luật TPHCM năm 2019

Điểm trúng tuyển được xét từ cao xuống thấp cho đến khi đủ chỉ tiêu, căn cứ vào 3 tiêu chí: điểm học bạ (xét 6 học kỳ THPT của 3 môn thuộc tổ hợp đăng ký xét tuyển); điểm thi THPT quốc gia năm 2019 của 3 môn thuộc tổ hợp đã đăng ký ở tiêu chí 1; điểm của bài kiểm tra đánh giá năng lực.

Thông tin về bài kiểm tra năng lực

Bài kiểm tra năng lực theo hình thức trắc nghiệm trên giấy với 100 câu, trong thời gian 75 phút gồm 4 nhóm kiến thức:

  • Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt;
  • Kiến thức xã hội tổng hợp (gồm kiến thức phổ quát về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, gia đình, giới tính, lịch sử, địa lý, nông thôn; quan niệm của thí sinh về công bằng xã hội, quyền con người; đạo đức công dân);
  • Kiến thức về pháp luật; tư duy lôgic và khả năng lập luận.

Để đạt được kết quả cao thì theo mình nghĩ các bạn hãy trang bị, tập cho mình cách tư duy, suy luận vấn đề một cách logic, đặc thù của dân Luật là hiểu biết sâu rộng các vấn đề về chính trị, kinh tế, xã hội… Những thứ mà những người học Luật cần phải có và nếu vốn từ của bạn nghèo nàn thì rất khó để phù hợp.

Nguồn: thptquocgia.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *