Trang chủ / Điểm chuẩn Đại học / Điểm chuẩn Trường Cao đẳng Sư phạm Cao Bằng năm 2018 và chỉ tiêu tuyển sinh năm 2019

Điểm chuẩn Trường Cao đẳng Sư phạm Cao Bằng năm 2018 và chỉ tiêu tuyển sinh năm 2019

Để tránh những sai lầm trong việc chọn ngành khi xét tuyển vào Trường Cao đẳng Sư phạm Cao Bằng thì việc tham khảo điểm chuẩn năm 2018 cũng như chỉ tiêu năm 2019 là điều rất quan trọng đối với thí sinh.

Điểm chuẩn Trường Cao đẳng Sư phạm Cao Bằng năm 2018 và chỉ tiêu tuyển sinh năm 2019

Điểm chuẩn Trường Cao đẳng Sư phạm Cao Bằng năm 2018 và chỉ tiêu tuyển sinh năm 2019

Thông tin tuyển sinh Trường Cao đẳng Sư phạm Cao Bằng năm 2019

Trường Cao Đẳng Sư Phạm Cao Bằng thông báo chỉ tiêu tuyển sinh hệ Cao đẳng chính quy với các chuyên ngành đào tạo như sau:

Đối tượng tuyển sinh:

Đối tượng tuyển sinh vào trường Cao đẳng Sư phạm Cao Bằng bao gồm:

– Học sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương;

– Học sinh đã tốt nghiệp trung cấp nhưng chưa có bằng tốt nghiệp THPT phải có văn bản công nhận đã hoàn thành các môn văn hóa trong chương trình giáo dục THPT theo quy định của Bộ GDĐT;

– Quân nhân, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ trong Công an nhân dân tại ngũ, nếu được cấp có thẩm quyền cho phép dự tuyển; quân nhân tại ngũ sắp hết hạn nghĩa vụ quân sự theo quy định, nếu được Thủ trưởng từ cấp trung đoàn trở lên cho phép dự tuyển.

Phạm vi tuyển sinh:

Theo thông tin tuyển sinh trong năm 2019 được biết, phạm vi tuyển sinh đối với các ngành cao đẳng sư phạm: Chỉ xét tuyển đối với các thí sinh có hộ khẩu thường trú theo quy định tại tỉnh Cao Bằng.

Phương thức tuyển sinh:

Năm 2018, Trường Cao đẳng Sư phạm Cao Bằng tiếp tục sử dụng đồng thời 2 phương thức tuyển sinh để xét tuyển thí sinh vào học tất cả các ngành đào tạo của Trường: Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi THPT quốc gia và xét tuyển dựa vào kết quả học tập lớp 12.

Phương thức 1: Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi THPT quốc gia (65% chỉ tiêu).

  1. Cách thức đăng ký xét tuyển: Thí sinh sử dụng một trong các tổ hợp bài thi/môn thi trong mục 6 để đăng ký xét tuyển vào mỗi ngành (không giới hạn số ngành/nguyện vọng đăng ký xét tuyển). Thí sinh đăng ký nguyện vọng vào học mỗi ngành theo thứ tự ưu tiên, nguyện vọng 1 có ưu tiên cao nhất. Nhà trường xét tổng điểm thi THPT quốc gia của các môn thí sinh đã đăng ký, điểm của các môn đăng ký có trọng số bằng nhau và có hệ số 1.

Nguyên tắc xét tuyển

– Điểm xét tuyển được tính như sau:

Điểm xét tuyển = Tổng điểm 3 môn thi dùng để xét tuyển + Điểm ưu tiên

– Trong mỗi đợt xét tuyển, Nhà trường căn cứ vào điểm xét tuyển của thí sinh để xếp hạng và xét tuyển từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu của từng ngành.

– Trong xét tuyển đợt 1, đối với từng ngành đã đăng ký, thí sinh được xét tuyển bình đẳng theo kết quả thi, không phân biệt thứ tự ưu tiên của nguyện vọng đăng ký, trừ trường hợp nếu vẫn còn vượt chỉ tiêu thì ưu tiên thí sinh có nguyện vọng cao hơn.

– Trong các đợt xét tuyển bổ sung, Nhà trường xét các nguyện vọng (ngành) xếp theo thứ tự ưu tiên (nguyện vọng 1 là nguyện vọng có ưu tiên cao nhất) trong Phiếu đăng ký xét tuyển của thí sinh.

Phương thức 2: Xét tuyển dựa vào kết quả học tập lớp 12 (35% chỉ tiêu).

  1. Cách thức đăng ký xét tuyển

– Thí sinh phải có Học lực cả năm lớp 12 xếp loại Khá trở lên và hạnh kiểm cả năm học lớp 12 xếp loại Khá trở lên.

– Thí sinh sử dụng một trong các tổ hợp trong mục 6 để đăng ký 03 môn học dùng để xét tuyển vào mỗi ngành (không giới hạn số ngành/nguyện vọng đăng ký xét tuyển). Theo đó, tổng điểm 2 học kỳ lớp 12 của 3 môn đăng ký xét tuyển không thấp hơn 30 điểm.

– Thí sinh đăng ký nguyện vọng vào học mỗi ngành theo thứ tự ưu tiên, nguyện vọng 1 có ưu tiên cao nhất. Nhà trường xét tổng điểm 2 học kỳ lớp 12 của 3 môn học thí sinh đã đăng ký, điểm của các môn đăng ký có trọng số bằng nhau và có hệ số 1.

Nguyên tắc xét tuyển

– Điểm xét tuyển (làm tròn đến 0,25) được tính như sau:

Điểm xét tuyển = (Tổng điểm 3 môn của 2 học kỳ lớp 12)/2 + Điểm ưu tiên

– Trong mỗi đợt xét tuyển, Nhà trường căn cứ vào điểm xét tuyển của thí sinh để xếp hạng và xét tuyển từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu của từng ngành.

– Trong xét tuyển đợt 1 và các đợt xét tuyển bổ sung, Nhà trường xét các nguyện vọng (ngành) xếp theo thứ tự ưu tiên (nguyện vọng 1 là nguyện vọng có ưu tiên cao nhất) trong Phiếu đăng ký xét tuyển của thí sinh.

Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, điều kiện nhận hồ sơ ĐKXT

– Thí sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.

– Học lực cả năm lớp 12 đạt loại Khá trở lên.

– Hạnh kiểm cả năm lớp 12 đạt loại Khá trở lên

Tổ chức tuyển sinh: Thời gian; hình thức nhận hồ sơ ĐKXT/thi tuyển; các điều kiện xét tuyển/thi tuyển, tổ hợp môn thi/bài thi đối với từng ngành đào tạo…

Chính sách ưu tiên: Theo quy chế hiện hành

Lệ phí xét tuyển/thi tuyển: Theo quy định của Bộ GD&ĐT

Nguồn: thptquocgia.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *