Trang chủ / Điểm chuẩn Đại học / Điểm chuẩn Trường Đại học Phạm Văn Đồng năm 2018 và chỉ tiêu tuyển sinh năm 2019

Điểm chuẩn Trường Đại học Phạm Văn Đồng năm 2018 và chỉ tiêu tuyển sinh năm 2019

Là một trong nhiều trường HOT nên Trường Đại học Phạm Văn Đồng luôn nhận được sự quan tâm của rất nhiều thí sinh. Vậy trong năm 2019, chỉ tiêu của trường là bao nhiêu?

Điểm chuẩn Trường Đại học Phạm Văn Đồng năm 2018 và chỉ tiêu tuyển sinh năm 2019

Điểm chuẩn Trường Đại học Phạm Văn Đồng năm 2018 và chỉ tiêu tuyển sinh năm 2019

Thông tin tuyển sinh Trường Đại học Phạm Văn Đồng năm 2019

Đối tượng tuyển sinh:

– Tất cả thí sinh tính tới thời điểm xét tuyển đã tốt nghiệp THPT (hoặc tương đương)

– Có đủ sức khỏe để học tập theo quy định.

– Không vi phạm pháp luật.

  1. Phạm vi tuyển sinh:

– Đối với các ngành thuộc nhóm ngành kinh tế, nhóm ngành kỹ thuật phạm vi tuyển sinh trong cả nước.

– Đối các ngành thuộc nhóm ngành đào tạo giáo viên chỉ tuyển thí sinh có hộ khẩu thường trú ở tỉnh Quảng Ngãi.

  1. Phương thức tuyển sinh: Kết hợp thi tuyển và xét tuyển;

– Đại học, cao đẳng hệ chính quy: Năm 2019 Trường áp dụng các phương thức tuyển sinh:

+ Tuyển thẳng: Theo quy định của Quy chế tuyển sinh hiện hành do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Riêng đối thí sinh là người Lào: căn cứ vào quyết định cử đi học của Bộ Giáo dục và Thể thao nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và kết quả kiểm tra Tiếng Việt, Hiệu trưởng xem xét quyết định cho vào học.

+ Theo thông tin tuyển sinh trong năm 2019 được biết, xét tuyển dựa vào kết quả của Kỳ thi THPT Quốc gia 2019: Áp dụng cho các ngành đào tạo của tất cả các bậc học trong nhà trường, theo đúng Quy chế tuyển sinh hệ chính quy hiện hành. Điểm các môn trong tổ hợp môn xét tuyển là điểm các môn thi/bài thi tương ứng trong kỳ thi THPT Quốc gia 2019.

+ Xét tuyển dựa vào điểm tổng kết các môn học năm lớp 12 trong học bạ THPT: Áp dụng cho các ngành đào tạo của tất cả các bậc học trong nhà trường, theo đúng Quy chế tuyển sinh hệ chính quy hiện hành. Điểm các môn trong tổ hợp môn xét tuyển là điểm tổng kết năm học lớp 12 của mỗi môn tương ứng (làm tròn đến một chữ số thập phân).

– Đại học liên thông, cao đẳng liên thông hệ chính quy:

+ Đối với bậc cao đẳng liên thông, xét tuyển dựa trên điểm trung bình chung toàn khóa trong bảng điểm tốt nghiệp trung cấp.

+ Đối với bậc đại học liên thông: Xét tuyển theo một trong ba phương thức: Sử dụng kết quả thi THPT quốc gia 2019 hoặc sử dụng kết quả điểm tổng kết các môn học lớp 12 trong học bạ THPT hoặc sử dụng kết quả học tập bậc cao đẳng, cao đẳng nghề dựa trên điểm trung bình chung toàn khóa trong bảng điểm tốt nghiệp cao đẳng, cao đẳng nghề. Việc chọn phương thức xét tuyển nào trong từng đợt xét tuyển do Hội đồng tuyển sinh quyết định.

Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, điều kiện nhận ĐKXT:          

5.1. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào:

* Bậc đại học nhóm ngành đào tạo giáo viên:

– Xét tuyển theo phương thức 1: Thí sinh tốt nghiệp THPT và đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố.

– Xét tuyển theo phương thức 2: Thí sinh tốt nghiệp THPT có học lực lớp 12 xếp loại từ giỏi trở lên.

* Bậc đại học nhóm ngành kinh tế, nhóm ngành kỹ thuật:

– Xét tuyển theo phương thức 1: Nhà trường sẽ công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào sau khi có kết quả thi THPT 2019.

– Xét tuyển theo phương thức 2: Nhà trường sẽ công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào sau khi có kết quả thi THPT 2019.

* Bậc cao đẳng, khối ngành đào tạo giáo viên:

–  Xét tuyển theo phương thức 1: Thí sinh tốt nghiệp THPT và đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố.

– Xét tuyển theo phương thức 2: Thí sinh tốt nghiệp THPT có học lực lớp 12 xếp loại từ khá trở lên. Riêng các ngành Sư phạm Âm nhạc, Sư phạm Mỹ thuật, Giáo dục Thể chất xét tuyển học sinh tốt nghiệp THPT có học lực lớp 12 xếp loại từ trung bình trở lên.

5.2. Điều kiện để được nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển:

+ Thí sinh phải đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào theo từng ngành, nhóm ngành của từng bậc học.

+ Làm phiếu đăng ký xét tuyển và điền đầy đủ thông tin theo mẫu (Xét tuyển đợt 1 theo phương thức 1, thí sinh thực hiện theo mẫu của Bộ Giáo dục và Đào tạo; xét tuyển theo phương thức 2 và các đợt xét tuyển bổ sung theo phương thức 1, thực hiện theo mẫu của Trường Đại học Phạm Văn Đồng ban hành).

+ Nộp lệ phí xét tuyển theo quy định hiện hành của Nhà nước.

+ Đối với các ngành: Cao đẳng Giáo dục Mầm non, Cao đẳng Giáo dục Thể chất, Cao đẳng Sư phạm Âm nhạc, Cao đẳng  Sư phạm Mỹ thuật, thí sinh phải có giấy xác nhận điểm thi năng khiếu do Trường Đại học Phạm Văn Đồng hoặc các trường Cao đẳng, Đại học khác tổ chức thi và cấp.          

Quy định chênh lệch điểm xét tuyển giữa các tổ hợp: Trường không quy định chênh lệch điểm xét tuyển giữa các tổ hợp xét tuyển vào cùng một ngành đào tạo.

– Các điều kiện phụ sử dụng trong xét tuyển: Trong trường hợp số thí sinh trúng tuyển vượt quá chỉ tiêu tuyển của từng phương thức, trường quy định:

+ Sử dụng điểm thi môn Toán hoặc môn Ngữ văn trong tổ hợp môn xét tuyển để lựa chọn thí sinh trúng tuyển đối với tổ hợp môn chỉ có Toán hoặc Ngữ văn trong tổ hợp môn xét tuyển.

+ Sử dụng điểm thi Toán để lựa chọn thí sinh trúng tuyển nếu trong tổ hợp môn xét tuyển vừa có môn Toán, vừa có môn Ngữ văn .

+ Sử dụng điểm thi môn Năng khiếu có hệ số 2 để lựa chọn thí sinh trúng tuyển nếu trong tổ hợp môn xét tuyển có môn năng khiếu.

– Miễn thi môn ngoại ngữ: Môn Tiếng Anh được tính điểm 10 để xét tuyển đại học, cao đẳng đối với thí sinh thuộc diện miễn thi môn ngoại ngữ ở kỳ thi THPT quốc gia năm 2019.

– Thi năng khiếu:

+ Thời gian và địa điểm nộp hồ sơ đăng ký thi các môn năng khiếu: Từ ngày 01/05/2019 đến 28/06/2019 tại trường Đại học Phạm Văn Đồng.

+ Thời gian thi các môn năng khiếu: Ngày 06 và 07/07/2019.

– Hồ sơ thi năng khiếu gồm: 01 Phiếu đăng ký thi năng khiếu, 02 ảnh 4×6 cm, 02 phong bì có dán đủ tem và ghi địa chỉ liên lạc của thí sinh. Mẫu Phiếu đăng ký thi năng khiếu thí sinh tải xuống từ website của trường: www.pdu.edu.vn

  1. Tổ chức tuyển sinh:

– Thời gian đăng ký xét tuyển: Theo lịch của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

– Hình thức nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển: Thí sinh tải và điền đầy đủ thông tin vào Phiếu đăng ký xét tuyển theo mẫu do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành (đối với thí sinh đăng ký xét tuyển theo phương thức 1) hoặc theo mẫu do nhà trường ban hành (đối với thí sinh đăng ký xét tuyển theo phương thức 2). Cả 2 loại mẫu đều được nhà trường đăng trên website tại địa chỉ: http://pdu.edu.vn/a/ index.php?dept=33. Sau đó thí sinh nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển cho nhà trường qua 3 hình thức sau:

+ Nộp hồ sơ tại điểm thu nhận hồ sơ do Sở Giáo dục và Đào tạo quy định (xét tuyển đợt 1)

+ Nộp hồ sơ trực tiếp tại Trường Đại học Phạm Văn Đồng (xét tuyển đợt 2, đợt 3);

+ Nộp hồ sơ qua đường bưu điện theo hình thức chuyển phát nhanh – EMS (xét tuyển đợt 2, đợt 3);

– Tổ chức xét tuyển:

+ Phương thức 1: Sử dụng kết quả điểm thi trung học phổ thông quốc gia năm 2019. Phương thức này áp dụng cho tất cả các đợt xét tuyển dành cho thí sinh xét tuyển vào học tất cả các ngành đào tạo của bậc đại học; Các ngành đào tạo giáo viên của bậc cao đẳng. Nhà trường sẽ tải danh sách đăng ký xét tuyển vào các ngành đào tạo giáo viên của bậc cao đẳng và danh sách đăng ký xét tuyển vào tất cả các ngành của bậc đại học từ cổng thông tin của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Sau đó, thực hiện việc xét tuyển trên phần mềm Offline của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Công thức tính tổng điểm xét tuyển:

          Tổng điểm xét tuyển = M1 + M2 + M3 + Tổng điểm ưu tiên. Trong đó:

                 M1 là điểm bài thi/môn thi thứ nhất trong tổ hợp môn xét tuyển.

                 M2 là điểm bài thi/môn thi thứ hai trong tổ hợp môn xét tuyển.

                 M3 là điểm bài thi/môn thi thứ ba trong tổ hợp môn xét tuyển.

                 Tổng điểm ưu tiên = điểm ưu tiên khu vực + điểm ưu tiên đối tượng.

Các môn: Năng khiếu giáo dục mầm non, Năng khiếu Thể dục Thể thao, Năng khiếu âm nhạc 2, Năng khiếu vẽ Nghệ thuật 2 được tính hệ số 2 trong tổng điểm xét tuyển. Đối với các ngành có môn năng khiếu nhân hệ số 2 thì điểm ưu tiên được quy đổi tương ứng: Tổng điểm ưu tiên = (điểm ưu tiên khu vực + điểm ưu tiên đối tượng)*4/3, sau đó quy về thang điểm 30.

Chỉ tiêu dành cho phương thức 1:

     – 50% chỉ tiêu của từng ngành trong từng đợt xét tuyển đối với tất cả các ngành của bậc đại học, các ngành đào tạo giáo viên của bậc cao đẳng.

      – Nguyên tắc xét tuyển: Thí sinh trúng tuyển được lấy từ trên xuống theo tổng điểm xét tuyển cho đến khi đủ chỉ tiêu đã xác định.

+ Phương thức 2: Xét tuyển dựa vào điểm tổng kết các môn học năm lớp 12 (theo học bạ trung học phổ thông). Phương thức này áp dụng cho tất cả các đợt xét tuyển dành cho thí sinh xét tuyển vào học tất cả các ngành đào tạo của bậc cao đẳng và đại học. Riêng bậc cao đẳng, nhóm ngành kinh tế, nhóm ngành kỹ thuật, trường dành 100%  chỉ tiêu xét tuyển theo phương thức 2. Nhà trường thu nhận hồ sơ của thí sinh đăng ký xét tuyển đối với tất cả các khối ngành của tất cả các bậc học. Việc xét tuyển được thực hiện qua các bước:

Bước 1: Tổ chức nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển theo học bạ của thí sinh;

Bước 2: Nhập dữ liệu đăng ký xét tuyển của thí sinh vào máy tính;

Bước 3: Thống kê điểm, chuẩn bị dữ liệu trình hội đồng tuyển sinh;

Bước 4: Họp Hội đồng tuyển sinh, căn cứ vào chỉ tiêu của phương thức này để quyết định danh sách thí sinh trúng tuyển;

Bước 5: Tổng hợp và công bố danh sách trúng tuyển;

Bước 6: Gọi thí sinh trúng tuyển làm hồ sơ nhập học;

Bước 7: Thống kê, báo cáo kết quả về Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Công thức tính tổng điểm xét tuyển:

           Tổng điểm xét tuyển = M1 + M2 + M3 + Tổng điểm ưu tiên

                 Trong đó: M1 là điểm trung bình môn học thứ nhất trong tổ hợp môn xét tuyển.

                  M2 là điểm trung bình môn học thứ hai trong tổ hợp môn xét tuyển.

                  M3 là điểm trung bình môn học thứ ba trong tổ hợp môn xét tuyển.

                  Tổng điểm ưu tiên = điểm ưu tiên khu vực + điểm ưu tiên đối tượng.

Các môn: Năng khiếu giáo dục mầm non, Năng khiếu Thể dục – Thể thao, Năng khiếu âm nhạc 2, Năng khiếu vẽ nghệ thuật 2 được tính hệ số 2 trong tổng điểm xét tuyển. Đối với các ngành có môn năng khiếu nhân hệ số 2 thì điểm ưu tiên được quy đổi tương ứng: Tổng điểm ưu tiên = (điểm ưu tiên khu vực + điểm ưu tiên đối tượng)*4/3, sau đó quy về thang điểm 30.

Chỉ tiêu dành cho phương thức 2:

        – 50% chỉ tiêu của từng ngành trong từng đợt xét tuyển đối với tất cả các ngành của bậc đại học, các ngành đào tạo giáo viên của bậc cao đẳng.

       – 100% chỉ tiêu của từng ngành trong từng đợt xét tuyển đối với các ngành thuộc nhóm ngành kinh tế, nhóm ngành kỹ thuật của bậc cao đẳng.

Nguyên tắc xét tuyển: Thí sinh trúng tuyển được lấy từ trên xuống theo tổng điểm xét tuyển cho đến khi đủ chỉ tiêu đã xác định;        

  1. Chính sách ưu tiên:

– Đối với thí sinh là người Việt Nam: Việc xét tuyển thẳng và ưu tiên trong xét tuyển, nhà trường thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo).

– Đối với thí sinh là người Lào: Căn cứ vào quyết định cử đi học của Bộ Giáo dục và Thể thao nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và kết quả  kiểm tra Tiếng Việt, Hiệu trưởng xem xét quyết định cho vào học.

  1. Lệ phí xét tuyển/thi tuyển:

Thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước.   

  1. Học phí dự kiến với sinh viên chính quy:

Trường thực hiện mức thu học phí và lộ trình tăng học phí theo quyết định số 43/2016/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi ban hành ngày 01/09/2016.

Các nội dung khác:

* Hồ sơ đăng ký xét tuyển bao gồm:

+ Đối với phương thức 1: Đợt xét tuyển 1, thí sinh nộp hồ sơ tại điểm thu nhận hồ sơ do Sở Giáo dục và Đào tạo quy định. Các đợt xét tuyển bổ sung, thí sinh nộp hồ sơ qua qua 2 cách: nộp trực tiếp tại Trường Đại học Phạm Văn Đồng hoặc gửi qua đường bưu điện theo hình thức chuyển phát nhanh – EMS, các giấy tờ sau:

– Giấy chứng nhận kết quả thi THPT Quốc gia năm 2019;

– Bản sao bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp trung học phổ thông tạm thời (có công chứng);

– Phiếu đăng ký xét tuyển:  Đợt 1 thí sinh điền đầy đủ thông tin trên phiếu theo mẫu quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên của bậc cao đẳng và tất cả các ngành của bậc đại học); Đối với nhóm ngành Kinh tế, nhóm ngành Kỹ thuật của bậc cao đẳng, thí sinh điền đầy đủ thông tin trên phiếu đăng ký xét tuyển do nhà trường ban hành. Các đợt xét tuyển bổ sung thí sinh thực hiện theo mẫu của nhà trường ban hành (áp dụng cho tất cả các ngành đào tạo của tất cả các bậc học);

– 02 phong bì có dán tem, ghi rõ địa chỉ và số điện thoại liên lạc của thí sinh.

– Các giấy tờ ưu tiên (nếu có): Khu vực ưu tiên, đối tượng ưu tiên;

+ Đối với phương thức 2: Thí sinh nộp hồ sơ qua bưu điện (thư chuyển phát nhanh – EMS) hoặc nộp trực tiếp tại trường các giấy tờ sau:

– Bản sao bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp trung học phổ thông tạm thời (có công chứng);

– Bản sao học bạ trung học phổ thông (có công chứng);

– Bản sao giấy khai sinh;

– Phiếu đăng ký xét tuyển theo mẫu quy định của Trường Đại học Phạm Văn Đồng (Thí sinh phải điền đầy đủ thông tin trên Phiếu đăng ký xét tuyển);

– Các giấy tờ ưu tiên (nếu có): Khu vực ưu tiên, đối tượng ưu tiên;

– 02 phong bì có dán tem có ghi rõ địa chỉ và số điện thoại liên lạc của thí sinh.

* Xác nhận nhập học vào trường: Sau khi nhà trường công bố danh sách trúng tuyển của từng đợt xét tuyển trên website, những thí sinh trúng tuyển vào các ngành của tất cả các bậc học, phải xác nhận nhập học bằng cách nộp Giấy chứng nhận kết quả thi THPT quốc gia 2019 (bản chính có dấu đỏ) đến trường theo hình thức thư chuyển phát nhanh hoặc nộp trực tiếp tại trường Đại học Phạm Văn Đồng trong thời hạn quy định.

Nguồn: thptquocgia.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *