Để tránh những sai lầm trong việc chọn ngành khi xét tuyển vào Trường Đại học Sài Gòn thì việc tham khảo điểm chuẩn năm 2018 cũng như chỉ tiêu năm 2019 là điều rất quan trọng đối với thí sinh.
Điểm chuẩn Trường Đại học Sài Gòn năm 2018 và chỉ tiêu tuyển sinh năm 2019
Thông tin tuyển sinh Trường Đại học Sài Gòn năm 2019
Đại học Sài Gòn được thành lập theo Quyết định số 478/QĐ-TTT ngày 25/04/07 của Thủ tướng Chính Phủ Nguyễn Tấn Dũng. Đại học Sài Gòn là cơ sở giáo dục Đại học công lập trực thuộc UBND TP. Hồ Chí Minh, Đại học Sài Gòn chịu sự quản lý Nhà nước về Giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Đại học Sài Gòn là trường đào tạo đa ngành đa cấp, đa lĩnh vực. Đại học Sài Gòn đào tạo từ trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học và sau đại học. Đại học Sài Gòn đào tạo theo 2 phương thức: chính quy và không chính quy (vừa làm vừa học, tại chức, chuyên tu, liên thông). Tốt nghiệp Đại học Sài Gòn người học được cấp các bằng cấp: trung cấp chuyên nghiệp, cử nhân, kỹ sư, thạc sỹ…
Hiện nay Đại học Sài Gòn đang tổ chức đào tạo cho 30 chuyên ngành cấp độ đại học, 24 chuyên ngành cấp độ cao đẳng, 4 chuyên ngành cấp độ trung cấp thuộc các lãnh vực: kinh tế – kỹ thuật; văn hoá – xã hội; chính trị – nghệ thuật; và sư phạm.
Theo thông tin tuyển sinh trong năm 2019 được biết, ngoài việc đào tạo cấp bằng, Đại học Sài Gòn còn được phép đào tạo cấp các chứng chỉ tin học và ngoại ngữ cấp độ A, B, C. ĐHSG cũng được Bộ Giáo dục và Đào tạo và cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm bậc I, bậc II. Đại học Sài Gòn cũng đào tạo và cấp các chứng chỉ về ứng dụng Công nghệ thông tin và ứng dụng các nghiệp vụ khác.
Các cơ sở hoạt động của Đại học Sài Gòn
Trụ sở chính: 273 An Dương Vương – Phường 3 – Quận 5
Cơ sở 105 Bà Huyện Thanh Quan – Phường 7 – Quận 3
Cơ sở 04 Tôn Đức Thắng – Quận 1
Trường Trung học Thực Hành – 220 Trần Bình Trọng – Phường 4 – Quận 5
Thông tin tuyển sinh các ngành của trường Đại học Sài Gòn
Đối tượng tuyển sinh:
- Đã tốt nghiệp THPT (theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên) hoặc đã tốt nghiệp trung cấp;
- Có đủ sức khoẻ để học tập theo quy định hiện hành. Các ngành khối sư phạm không tuyển thí sinh bị dị hình, dị tật, nói ngọng, nói lắp.
Ghi chú: Môn chính in chữ đậm
– Các điều kiện phụ sử dụng trong xét tuyển: Trong trường hợp có nhiều thí sinh ở cuối danh sách trúng tuyển có điểm xét tuyển như nhau dẫn đến vượt chỉ tiêu:
+ Đối với các tổ hợp có môn chính: ưu tiên tuyển thí sinh có điểm môn chính cao hơn;
+ Đối với các tổ hợp không có môn chính: ưu tiên tuyển thí sinh có điểm môn Toán cao hơn; nếu không có môn Toán, ưu tiên tuyển thí sinh có điểm môn Văn cao hơn.
Tổ chức tuyển sinh
– Thời gian, hình thức nhận ĐKXT của các đợt xét tuyển: theo quy định trong Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy; tuyển sinh cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy được ban hành kèm theo Thông tư số 05/2017/TT-BGDĐT ngày 25/01/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Học phí dự kiến với sinh viên chính quy
Học phí dự kiến với sinh viên chính quy tuyển sinh năm 2019
– Mức thu học phí (thu theo tín chỉ) Nhóm ngành KHXH; kinh tế, luật; nông, lâm, thủy sản: số tín chỉ toàn khóa: 143 tín chỉ, học phí thu: 239.000 đ/ tín chỉ. Nhóm ngành KHTN; kỹ thuật, công nghệ; TDTT, nghệ thuật; khách sạn, du lịch: số tín chỉ toàn khóa: 161 tín chỉ, học phí thu: 289.000 đ/ tín chỉ.
– Học phí chỉ tăng khi có văn bản pháp lý thay thế cho NĐ 86/2015/NĐ-CP
Nguồn: thptquocgia.com