Trang chủ / Điểm chuẩn Đại học / Điểm chuẩn Trường Đại học Thể dục Thể thao Đà Nẵng năm 2018 và chỉ tiêu tuyển sinh năm 2019

Điểm chuẩn Trường Đại học Thể dục Thể thao Đà Nẵng năm 2018 và chỉ tiêu tuyển sinh năm 2019

Là một trong nhiều trường HOT nên Trường Đại học Thể dục Thể thao Đà Nẵng luôn nhận được sự quan tâm của rất nhiều thí sinh. Vậy trong năm 2019, chỉ tiêu của trường là bao nhiêu?

Điểm chuẩn Trường Đại học Thể dục Thể thao Đà Nẵng năm 2018 và chỉ tiêu tuyển sinh năm 2019

Điểm chuẩn Trường Đại học Thể dục Thể thao Đà Nẵng năm 2018 và chỉ tiêu tuyển sinh năm 2019

Thông tin tuyển sinh Trường Đại học Thể dục Thể thao Đà Nẵng năm 2019

Đối tượng tuyển sinh

– Thí sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) hoặc tương đương (hình thức giáo dục thường xuyên, trung cấp TDTT).

– Có đủ sức khỏe để học tập theo quy định hiện hành.

  1. Phạm vi tuyển sinh: Tuyển sinh trong cả nước
  2. Phương thức tuyển sinh:

Xét tuyển và thi tuyển theo 02 phương thức sau:

– Phương thức 1: Xét tuyển kết quả thi các môn văn hóa trong tổ hợp môn xét tuyển của kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 và kết quả thi môn năng khiếu để xét tuyển;

– Phương thức 2: Xét tuyển kết quả học tập các môn văn hóa ở cấp THPT của năm học lớp 12 và kết quả thi môn năng khiếu xét tuyển.

Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, điều kiện nhận ĐKXT

5.1. Nhóm ngành I (nhóm ngành đào tạo giáo viên):

5.1.1. Ngành Giáo dục thể chất:

– Phương thức 1: Kết quả điểm các môn thuộc tổ hợp đăng ký xét tuyển của kỳ thi THPT quốc gia đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào. Điểm môn thi năng khiếu đạt 6,0 điểm trở lên (theo thang điểm 10).

– Phương thức 2: Tổng điểm của hai môn văn hóa thuộc tổ hợp đăng ký xét tuyển kết quả học tập lớp 12 bậc THPT phải đạt từ 10.0 điểm trở lên và đạt kết quả học lực lớp 12 từ loại khá trở lên. Điểm môn thi năng khiếu đạt 6,0 điểm trở lên (theo thang điểm 10).

5.1.2. Ngành Huấn luyện thể thao

– Phương thức 1: Kết quả điểm các môn thuộc tổ hợp đăng ký xét tuyển của kỳ thi THPT quốc gia đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào. Điểm môn thi năng khiếu đạt 6,0 điểm trở lên (theo thang điểm 10).

– Theo thông tin tuyển sinh trong năm 2019 được biết, phương thức 2: Tổng điểm của hai môn văn hóa thuộc tổ hợp đăng ký xét tuyển kết quả học tập lớp 12 bậc THPT phải đạt từ 10.0 điểm trở lên và đạt kết quả học lực lớp 12 từ loại khá trở lên. Điểm môn thi năng khiếu đạt 6,0 điểm trở lên (theo thang điểm 10).

5.2. Nhóm ngành VII (ngành Quản lý TDTT)

– Phương thức 1: Kết quả điểm các môn thuộc tổ hợp đăng ký xét tuyển của kỳ thi THPT quốc gia đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào. Điểm môn thi năng khiếu đạt 5,0 điểm trở lên (theo thang điểm 10).

– Phương thức 2: Tổng điểm học tập các môn thuộc tổ hợp đăng ký xét tuyển lớp 12 bậc THPT phải đạt từ 10.0 điểm trở lên. Điểm môn thi năng khiếu đạt 5,0 điểm trở lên (theo thang điểm 10).

  1. Các thông tin cần thiết khác để thí sinh ĐKXT vào các ngành của Trường

6.1. Mã trường: TTD

6.2. Tiêu chí xét tuyển

Tiêu chí 1: Thí sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.

Tiêu chí 2: Thể hình cân đối, không bị dị tật, dị hình, không bị bệnh tim mạch, hô hấp, thần kinh.

Tiêu chí 3: Sử dụng cho 02 phương thức:

– Phương thức 1: Có đăng ký sử dụng kết quả các môn trong tổ hợp xét tuyển của Kỳ thi THPT quốc gia để xét tuyển đại học; đạt ngưỡng chất lượng đầu vào theo quy định.

– Phương thức 2: Tổng điểm trung bình cả năm các môn trong tổ hợp đăng ký xét tuyển lớp 12 bậc học THPT đạt theo ngưỡng quy định đầu vào của ngành xét tuyển (theo mục 2.5).

Tiêu chí 4: Có tham dự thi tuyển môn năng khiếu TDTT vào đại học do Trường Đại học TDTT Đà Nẵng tổ chức.

6.3. Cách tính điểm xét tuyển

6.3.1. Phương thức 1

– Đối với Tổ hợp T00, T02, T05: Điểm xét tuyển là tổng điểm hai môn văn hóa thuộc một trong các tổ hợp đăng ký xét tuyển của kỳ thi THPT quốc gia và điểm thi tuyển môn năng khiếu chung (NKC), cộng với điểm ưu tiên khu vực, ưu tiên đối tượng.

Điểm xét tuyển (Tổ hợp T00; T02; T05) = ĐM1 + ĐM2 + ĐNKC + Đ UT

Trong đó: + ĐM1 + ĐM2 là điểm môn văn hóa thuộc tổ hợp xét tuyển

+ ĐNKC là điểm môn năng khiếu chung

+ Đ UT: Điểm ưu tiên = Đ UT khu vực + Đ UT đối tượng

– Đối với Tổ hợp T01: Điểm xét tuyển là tổng điểm của môn Toán trong kỳ thi THPT quốc gia, điểm môn năng khiếu chung (NKC) và điểm năng khiếu chuyên ngành (NKCN).

Điểm xét tuyển Tổ hợp T01= ĐM1 + ĐNKC + ĐNKCN + Đ UT

Trong đó: + ĐM1 là điểm môn Toán

+ ĐNKC làđiểm môn năng khiếu chung

+ ĐNKCN là điểm môn năng khiếu chuyên ngành

+ Đ UT: Điểm ưu tiên = Đ UT khu vực + Đ UT đối tượng

– Điểm xét tuyển được làm tròn đến 02 chữ số thập phân.

6.3.2.Phương thức 2

– Đối với Tổ hợp T00, T02, T05: Điểm xét tuyển là tổng điểm trung bình cả năm lớp 12 của hai môn văn hóa thuộc một trong các tổ hợp đăng ký xét tuyển và điểm thi tuyển môn năng khiếu chung (NKC), cộng với điểm ưu tiên khu vực, ưu tiên đối tượng.

Điểm xét tuyển (Tổ hợp T00; T02; T05) = ĐM1 + ĐM2 + ĐNKC + Đ UT

Trong đó: + ĐM1 và ĐM2 là điểm trung bình cả năm lớp 12 môn văn hóa thuộc tổ hợp xét tuyển

+ ĐNKC là điểm môn năng khiếu chung

+ Đ UT: Điểm ưu tiên = Đ UT khu vực + Đ UT đối tượng

– Đối với Tổ hợp T01: Điểm xét tuyển là tổng điểm trung bình cả năm lớp 12 môn Toán, điểm môn năng khiếu chung (NKC) và điểm môn năng khiếu chuyên ngành (NKCN).

Điểm xét tuyển Tổ hợp T01 = ĐM1 + ĐNKC + ĐNKCN + Đ UT

Trong đó: + ĐM1 là điểm môn Toán

+ ĐNKC là điểm môn năng khiếu chung

+ ĐNKCN là điểm môn năng khiếu chuyên ngành

+ Đ UT: Điểm ưu tiên = Đ UT khu vực + Đ UT đối tượn

– Điểm xét tuyển được làm tròn đến 02 chữ số thập phân.

6.4. Nguyên tắc xét tuyển

– Thí sinh đáp ứng 4 tiêu chí xét tuyển ở mục 2.6.2, lấy điểm từ cao xuống đến hết chỉ tiêu của các ngành.

– Thí sinh không trúng tuyển vào ngành thứ nhất sẽ được xét vào ngành thứ 2 theo nguyện vọng ĐKXT. Nguyên tắc xét tuyển giữa 2 ngành là: xét hết nguyện vọng 1 sau đó còn chỉ tiêu mới xét nguyện vọng 2 và 3.

– Không quy định chênh lệch điểm xét tuyển giữa các tổ hợp.

  1. Tổ chức tuyển sinh

7.1. Thời gian nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển và thi tuyển năng khiếu TDTT

7.1.1. Thời gian thi năng khiếu TDTT:

Tổ chức thi tuyển năng khiếu tại các địa phương và tại Trường Đại học TDTT Đà Nẵng:

– Thi tuyển năng khiếu tại các địa phương: Từ tháng 4 -5/2019, thời gian, địa điểm cụ thể theo thông báo của Hội đồng tuyển sinh và giấy báo dự thí của thí sinh.

– Thi tuyển năng khiếu tại Trường Đại học TDTT Đà Nẵng: Được tổ chức thành 03 đợt thi:

+ Đợt 1: Từ ngày 06 – 07/7/2019

+ Đợt 2: Từ ngày 26 – 27/7/2019

+ Đợt 3: Từ ngày 14 – 15/8/2019

7.1.2. Thời gian, hình thức và địa điểm nhận hồ sơ đăng ký thi tuyển năng khiếu TDTT

– Thời gian nhận hồ sơ đăng ký dự thi năng khiếu TDTT: Bắt đầu nhận hồ sơ đăng ký thi tuyển năng khiếu từ tháng 3/2019 đến trước ngày thi năng khiếu của các đợt 02 ngày.

– Hình thức và địa điểm nhận hồ sơ dự thi năng khiếu:

+ Nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện theo địa chỉ: Phòng Đào tạo, Quản lý khoa học và Hợp tác quốc tế – Trường Đại học TDTT Đà Nẵng, số 44 đường Dũng Sĩ Thanh Khê, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng: 0236.3759918; 0236.3746631; hotline: 0915090123.

– Hồ sơ đăng ký thi tuyển và xét tuyển bao gồm:

+ Phiếu đăng ký thi tuyển môn năng khiếu TDTT (Mẫu của Trường Đại học TDTT Đà Nẵng – Phụ lục 1).

+ Phiếu ĐKXT theo mẫu của Bộ Giáo dục và Đào tạo

+ Học bạ THPT bản phôtô công chứng;

+ Bằng tốt nghiệp THPT hoặc Giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời đối với thí sinh vừa tốt nghiệp năm 2019 (bản phôtô công chứng);

+ 4 ảnh cỡ 4×6 (chụp không quá 03 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ);

+ Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận là đối tượng ưu tiên trong tuyển sinh như con liệt sĩ, con thương binh, đối tượng ở vùng đặc biệt khó khăn…. nếu thuộc trong các đối tượng này

– Đăng ký trực tuyến:

Thí sinh đăng ký dự thi môn năng khiếu chung, năng khiếu chuyên ngành đăng ký tại địa chỉ:

www.upes3.edu.vn

7.2. Nội dung thi tuyển môn năng khiếu TDTT

7.2.1. Môn Năng khiếu chung: 10.0 điểm

– Nội dung 1:Bật xa tại chỗ: (5.0 điểm)

Mỗi thí sinh thực hiện 2 lần, lấy thành tích cao nhất. thí sinh thực hiện đứng tại chỗ bằng 2 chân phía sau vạch quy định, bật về phía trước và rơi xuống bằng 2 chân. Thành tích được xác định là khoảng cách từ điểm rơi gần nhất tới mép trên của vạch quy định. Thành tích tính bằng centimet,chấm điểm theo thang điểm của Hội đồng tuyển sinh, điểm tối đa: 5.0 điểm.

– Nội dung 2: Chạy luồn cọc: (5.0 điểm)

Thí sinh thực hiện 1 lần chạy luồn qua 5 cọc, khi quay về chạy thẳng đến đích (Từ vạch xuất phát cách 7m là cọc thứ 1, mỗi cọc tiếp theo cách nhau 2m). Không tính thành tích khi thí sinh phạm quy không luồn qua cọc; bị trừ 0,25 điểm khi làm đổ 1 cọc. Thành tích tính bằng giây, chấm điểm theo thang điểm của Hội đồng tuyển sinh, điểm tối đa: 5.0 điểm.

7.2.2. Môn Năng khiếu chuyên ngành: 10.0 điểm

– Chuyên ngành Điền kinh: (901): Thí sinh chọn một (01) trong bốn (04) môn sau:

+ Chạy 100m (giây); Chạy 800m (giây); Nhảy cao (m); Nhảy xa (m)

– Chuyên ngành Thể dục (902): Thí sinh thực hiện 02 nội dung:

+ Dẻo gập thân (cm)

Cách thực hiện: Đứng trên bục cao từ 50 đến 60cm gập thân, hai tay duỗi bám sát thành bục. Người thực hiện cố gắng gập thân sâu nhất, thành tích được tính từ mặt trên của bục tới điểm chạm sâu nhất của ngón tay giữa, tính bằng cm. Yêu cầu: Đầu gối của 2 chân thẳng.

+ Nằm ngửa gập bụng 30 giây (lần)

Cách thực hiện: Người được kiểm tra nằm ngửa hai tay để sau gáy, hai chân áp sát sàn. Một người khác hỗ trợ bằng cách hai tay giữ cổ chân, nhằm không cho bàn chân người được kiểm tra tách ra khỏi sàn. Mỗi lần ngả người, gập bụng lên than người vuông góc với chân được tính một lần. Tính số lần đạt được trong 30 giây.

– Chuyên ngành Bơi lội (903): Thí sinh thực hiện 02 nội dung:

+ Dẻo gập thân (cm)

Cách thực hiện: Đứng trên bục cao từ 50 đến 60cm gập thân, hai tay duỗi bám sát thành bục. Người thực hiện cố gắng gập thân sâu nhất, thành tích được tính từ mặt trên của bục tới điểm chạm sâu nhất của ngón tay giữa, tính bằng cm. Yêu cầu: Đầu gối của 2 chân thẳng

+ Bơi 25m (tự chọn kiểu bơi) tính thời gian (giây)

– Chuyên ngành Bóng đá (904): Thí sinh thực hiện 01 nội dung:

+ Dẫn bóng luồn cọc 20m (giây)

Bóng được đặt ở vạch xuất phát, khi có hiệu lệnh người thực hiện nhanh chóng dẫn bóng thẳng và luồn qua 02 cọc ở giữa cách nhau 3m, rồi dẫn bóng tốc độ về vạch đích (Từ vạch xuất phát tới cọc thứ nhất là 8,5m, tới cọc thứ hai là 11,5m). Khoảng cách từ vạch xuất phát tới vạch đích là 20m, thực hiện 02 lần dẫn bóng, lấy thành tích lần tốt nhất.

– Chuyên ngành Cầu lông (905): Thí sinh thực hiện 01 nội dung:

+ Di chuyển trái – phải đánh cầu thấp tay (tính số quả)

Cách thực hiện: Người phục vụ thực hiện đưa cầu vào các điểm trên sân để người thi di chuyển thực hiện đánh cầu phải trái thấp tay.

– Chuyên ngành Bóng rổ (906): Thí sinh thực hiện 01 nội dung:

+ Dẫn bóng tốc độ 25m tính thời gian (giây)

Cách thực hiện: Thí sinh cầm bóng đứng ở vạch xuất phát, khi nghe tín hiệu còi lập tức dẫn bóng tốc độ về đích. Mỗi thí sinh thực hiện 02 lần lấy thành tích tốt nhất.

– Chuyên ngành Bóng bàn (907): Thí sinh thực hiện 02 nội dung:

+ Kỹ thuật vụt nhanh thuận tay (lần).

Cách thực hiện: Thực hiện kỹ thuật đánh theo đường chéo thuận.

+ Kỹ thuật chặn đẩy trái tay

Cách thực hiện: Thực hiện kỹ thuật đánh theo đường chéo thuận.

– Chuyên ngành Bóng chuyền (908): Thí sinh thực hiện 02 nội dung:

+ Bật cao có đà (cm). Thực hiện 2 lần, lấy thành tích lần cao nhất

+ Tại chỗ và di chuyển chuyền bóng vào tường (tính số lần)

Cách thực hiện: Chuyền bóng trên tường cao 2,43 m (Nam) và 2,24m (Nữ). Đứng cách tường 3m (Nam) và 2,5m (Nữ). Bóng rơi vào vị trí trên tường; Kỹ thuật chuyền bóng không dính; không hai tiếng. Thực hiện 1 lần.

– Chuyên ngành Bóng ném (909): Thí sinh thực hiện 01 nội dung sau:

+ Ném bóng xa có đà (m)

Cách thực hiện: Thí sinh cầm bóng đứng ngoài vạch của sân chạy đà tới vạch giới hạn thực hiện ném bóng (bóng rời tay trước khi chạm vạch). Mỗi thí sinh thực hiện 2 lần lấy thành tích tốt nhất.

– Chuyên ngành Cờ vua (910):

+ Cờ thế chiếu hết 2 nước trong 2 nước (trắc nghiệm)

– Chuyên ngành Võ thuật (911): Thí sinh chọn 1 trong 3 nội dung sau cho tất cả các môn võ:

+ Thực hiện bài quyền (tay không hoặc binh khí):

Cách thực hiện: Thí sinh thực hiện 01 bài quyền tự chọn theo hệ phái mình đã học. Thực hiện thuộc bài quyền, đúng nhịp, đúng kỹ thuật, đúng tấn, thân pháp tốt, có lực, có tốc độ, đúng biên độ động tác, phong thái tốt, hơi thở đúng. Mỗi thí sinh thực hiện 01 lần.

+ Đánh gió trong thời gian 2 phút

Cách thực hiện: Thí sinh di chuyển thực hiện đánh gió với các kỹ thuật tấn công và phòng thủ theo bốn hướng. Thực hiện đúng kỹ thuật, đúng tấn, có lực, có tốc độ, thân pháp tốt, đúng biên độ động tác. Mỗi thí sinh thực hiện 01 lần.

+ Di chuyển lặp lại chạm đích, cự ly thay đổi 5m, 10m, 15m

Cách thực hiện: Thí sinh đứng ở vạch xuất phát, khi có hiệu lệnh người thực hiện nhanh chóng di chuyển từ A đến B, chạy về A đến C, chạy về A đến D và về đích ở A. Mỗi thí sinh thực hiện 02 lần, lấy thành tích tốt nhất.

– Chuyên ngành Quần vợt (912): Thí sinh thực hiện 01 nội dung:

+ Đánh bóng xoáy lên bên phải và bên trái vào sân đơn 10 quả (lần)

Cách thực hiện: Người phục vụ thực hiện bắn bóng cuối sân để người thi thực hiện các cú đánh bóng xoáy lên bên phải và bên trái vào sân đơn, thực hiện đúng kỹ thuật, bóng phải qua lưới và vào sân đơn

– Chuyên ngành Múa – Khiêu vũ thể thao (913)

+Thực hiện 1 bài nhảy (múa, khiêu vũ, nhảy hiện đại…) với nhạc trong 90 giây. Yêu cầu: Thí sinh tự chuẩn bị nhạc, và nội dung bài nhảy.

  1. Chính sách ưu tiên:

Chính sách ưu tiên theo khu vực và đối tượng trong tuyển sinh áp dụng theo Quy chế Tuyển sinh hệ chính quy năm 2019 và các văn bản Hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Cụ thể theo các nội dung sau:

8.1. Tuyển thẳng và xét tuyển thẳng

Đối tượng tuyển thẳng:

-Thí sinh đã tốt nghiệp THPT (hoặc tương đương) là thành viên của đội tuyển quốc gia, được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xác nhận đã hoàn thành nhiệm vụ tham gia thi đấu trong các giải quốc tế chính thức, bao gồm: Giải vô địch thế giới, Cúp thế giới, Thế vận hội Olympic, Đại hội Thể thao châu Á (ASIAD), Giải vô địch châu Á, Cúp châu Á, Giải vô địch Đông Nam Á, Đại hội Thể thao Đông Nam Á (SEA Games), Cúp Đông Nam Á.

Thời gian hưởng chế độ tuyển thẳng không quá 4 năm tính đến ngày đăng ký dự thi, xét tuyển vào trường.

Đối tượng xét tuyển thẳng:

– Thí sinh có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên, học 3 năm và tốt nghiệp THPT tại các huyện nghèo (học sinh học phổ thông dân tộc nội trú tính theo hộ khẩu thường trú), tính đến ngày nộp hồ sơ ĐKXT theo quy định tại Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo và Quyết định số 293/QĐ-TTg ngày 05 tháng 02 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho 23 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao được áp dụng cơ chế, chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng theo quy định của Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo; thí sinh là người dân tộc thiểu số rất ít người theo quy định hiện hành của Thủ tướng Chính phủ và thí sinh 20 huyện nghèo biên giới, hải đảo thuộc khu vực Tây Nam Bộ.

8.2. Ưu tiên xét tuyển:

Thí sinh là vận động viên thuộc các đội tuyển quốc gia, tuyển trẻ quốc gia, dự tuyển trẻ quốc gia được miễn thi THPT quốc gia, đã tốt nghiệp THPT thì được ưu tiên xét tuyển vào các ngành của Trường Đại học TDTT Đà Nẵng. Điểm xét tuyển là điểm trung bình kết quả học tập lớp 12 và điểm năng khiếu TDTT theo các mức của các đối tượng xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển và thi tuyển.

8.2.1. Đối tượng miễn thi năng khiếu và đạt điểm 10

– Thí sinh đoạt huy chương các giải vô địch quốc gia tổ chức một lần trong năm;

– Thí sinh là vận động viên được Tổng cục TDTT, các Liên đoàn thể thao có quyết định công nhận là kiện tướng quốc gia,

8.2.2. Đối tượng miễn thi năng khiếu và đạt điểm 9.0

– Thí sinh đạt huy chương vàng, bạc, đồng tại Đại hội TDTT toàn quốc hoặc Hội khỏe phù đổng toàn quốc.

– Thí sinh đạt huy chương tại các giải trẻ vô địch quốc gia tổ chức một lần trong năm;

– Thí sinh là vận động viên được Tổng cục TDTT, các Liên đoàn thể thao có quyết định công nhận là VĐV dự bị kiện tướng, cấp 1.

Thời gian hưởng chế độ ưu tiên xét tuyển không quá 4 năm tính đến ngày đăng ký dự thi, xét tuyển vào trường.

  1. Lệ phí xét tuyển/thi tuyển

9.1.Lệ phí xét tuyển và thi tuyển năng khiếu TDTT

Lệ phí xét tuyển và thi tuyển được thực hiện theo các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

– Lệ phí dự thi năng khiếu:

+ Năng khiếu chung: 50.000 đồng

+ Năng khiếu chuyên ngành: 50.000 đồng

– Lệ phí xét tuyển: 30.000 đồng/nguyện vọng

– Lệ phí thi tuyển liên thông từ cao đẳng lên đại học chính quy: 300.000 đồng

9.2. Hình thức nộp: Có thể chọn 1 trong 2 cách

– Thí sinh nộp hồ sơ trực tiếp tại Trường Đại học TDTT Đà Nẵng (qua bộ phận Tài vụ) hoặc nộp tại các trường THPT lúc đăng ký hồ sơ dự thi THPT quốc gia để xét tuyển đại học:

– Thí sinh đăng ký xét tuyển trực tuyến: Chuyển khoản theo tài khoản sau:

+ Chủ tài khoản: Trường Đại học TDTT Đà Nẵng

+ Số TK: 5601.00000.71619 – Tại ngân hàng: BIDV Chi nhánh Hải Vân, Đà Nẵng.

  1. Học phí sinh viên chính quy

Học phí: Thực hiện theo Nghị định 86/2015/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2015 quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 – 2016 đến năm học 2020 – 2021.

Học phí năm học 2019 – 2020 là 1.060.000 đồng/tháng

Ngoài học phí trên sinh viên cần nộp thêm Bảo hiểm y tế; Bảo hiểm tai nạn, … theo Quy định chung của Nhà nước.

  1. Thời gian dự kiến tuyển sinh các đợt trong năm:

Ngoài đợt xét tuyển chính thức theo lịch tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, Trường Đại học TDTT Đà Nẵng sẽ xét tuyển bổ sung dựa trên kết quả của các đợt thi tuyển năng khiếu TDTT vào ngày 13 – 14/9/2019.

Nguồn: thptquocgia.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *