Trang chủ / Điểm chuẩn Đại học / Điểm chuẩn Trường Đại học Việt – Nhật, ĐHQG Hà Nội năm 2018 và chỉ tiêu tuyển sinh năm 2019

Điểm chuẩn Trường Đại học Việt – Nhật, ĐHQG Hà Nội năm 2018 và chỉ tiêu tuyển sinh năm 2019

Là một trong nhiều trường HOT nên Trường Đại học Việt – Nhật, ĐHQG Hà Nội luôn nhận được sự quan tâm của rất nhiều thí sinh. Vậy trong năm 2019, chỉ tiêu của trường là bao nhiêu?

Điểm chuẩn Trường Đại học Việt - Nhật, ĐHQG Hà Nội năm 2018 và chỉ tiêu tuyển sinh năm 2019

Điểm chuẩn Trường Đại học Việt – Nhật, ĐHQG Hà Nội năm 2018 và chỉ tiêu tuyển sinh năm 2019

Thông tin tuyển sinh Trường Đại học Việt – Nhật, ĐHQG Hà Nội năm 2019

Trường Đại học Việt Nhật, ĐHQGHN là trường đại học theo mô hình đào tạo chất lượng cao, với sứ mệnh đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực và các sản phẩm nghiên cứu chất lượng cho Việt Nam, Nhật Bản và khu vực. Trường được sự ủng hộ mạnh mẽ của Chính phủ Việt Nam và Nhật Bản. Các chương trình đào tạo tại Trường hiện có sự tham gia chặt chẽ của đối tác là các đại học hàng đầu Nhật Bản như: Đại học Tokyo, Đại học Osaka, Đại học Tsukuba, Đại học Quốc lập Yokohama, Đại học Ritsumeikan, Đại học Waseda, Đại học Ibaraki.

Phương thức tuyển sinh: xét tuyển (bao gồm đánh giá hồ sơ và phỏng vấn).

  1. Thời gian và địa điểm đào tạo

– Thời gian đào tạo: 02 năm.

– Địa điểm đào tạo: Trường Đại học Việt Nhật, đường Lưu Hữu Phước, Mỹ Đình 1, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

  1. TỔ CHỨC TUYỂN SINH
  2. Điều kiện về văn bằng, kinh nghiệm chuyên môn

– Thí sinh dự tuyển xem yêu cầu về điều kiện văn bằng và kinh nghiệm chuyên môn của mỗi CTĐT tại Phụ lục 1.

– Thí sinh dự kiến nhận bằng tốt nghiệp đại học trước ngày 05/09/2019 đáp ứng được các yêu cầu trong thông báo này có thể dự tuyển với điều kiện sẽ nộp bổ sung đầy đủ hồ sơ trước thời điểm nhập học chính thức.

  1. Điều kiện về ngôn ngữ

* Yêu cầu về tiếng Anh

Theo thông tin tuyển sinh trong năm 2019 được biết, thí sinh phải xuất trình được minh chứng về trình độ tiếng Anh đáp ứng được một trong các yêu cầu sau đây (Xem phụ lục 2):

  1. a) Có chứng chỉ trình độ tiếng Anh theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Cụ thể như sau:

+ CTĐT Chính sách công và CTĐT Quản trị kinh doanh: Yêu cầu trình độ tiếng Anh 4/6 (B2).

+ Các CTĐT Công nghệ Nano, Kĩ thuật hạ tầng, Kĩ thuật môi trường, Khu vực học, Biến đổi khí hậu và Phát triển: Thí sinh phải có minh chứng đạt trình độ tiếng Anh tương đương bậc 3/6 (B1). Sau khi kết thúc năm học thứ nhất, người học phải nộp minh chứng đạt trình độ tiếng Anh 4/6 (B2) để được công nhận học viên chính thức.

  1. b) Có bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ, tiến sĩ từ các CTĐT toàn thời gian bằng tiếng Anh ở các quốc gia sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ chính thức, được cơ quan có thẩm quyền công nhận văn bằng theo quy định hiện hành;
  2. c) Có bằng tốt nghiệp đại học chương trình tiên tiến theo Đề án của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đào tạo chương trình tiên tiến ở một số trường đại học của Việt Nam; CTĐT chuẩn quốc tế, CTĐT tài năng, CTĐT chất lượng cao của ĐHQGHN;
  3. d) Có bằng tốt nghiệp đại học ngành ngôn ngữ tiếng Anh.

* Yêu cầu về tiếng Nhật (CTĐT Khu vực học định hướng Nhật Bản học)

Thí sinh cần có năng lực tiếng Nhật đáp ứng một trong các yêu cầu sau đây:

  1. a) Có chứng chỉ trình độ tiếng Nhật tối thiểu đạt JLPT N2. (Xem phụ lục 3);
  2. b) Có bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ, tiến sĩ từ các CTĐT toàn thời gian bằng tiếng Nhật;
  3. c) Có bằng tốt nghiệp đại học ngành ngôn ngữ tiếng Nhật.

* Yêu cầu về tiếng Việt với thí sinh là người nước ngoài (CTĐT Khu vực học định hướng Việt Nam học).

Thí sinh cần có năng lực tiếng Việt đáp ứng một trong các yêu cầu sau đây:

  1. a) Có chứng chỉ trình độ tiếng Việt tương đương bậc 4/6 trở lên theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài do Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN hoặc các đơn vị được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép cấp;
  2. b) Có bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ, tiến sĩ các CTĐT toàn thời gian bằng tiếng Việt;
  3. c) Có bằng tốt nghiệp đại học ngành ngôn ngữ tiếng Việt;
  4. d) Có chứng nhận hoàn thành khóa học dự bị tiếng Việt do Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN hoặc các đơn vị được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép đào tạo dự bị tiếng Việt tổ chức.

Lưu ý: Các chứng chỉ (tiếng Anh, tiếng Nhật, tiếng Việt) có giá trị trong thời gian 2 năm kể từ ngày thi chứng chỉ ngoại ngữ đến ngày hết hạn nộp hồ sơ dự tuyển thạc sĩ.

  1. Các yêu cầu khác

– Lí lịch bản thân rõ ràng (không trong thời gian thi hành kỷ luật từ cảnh cáo trở lên).

– Có đủ sức khoẻ để học tập.

  1. Tổ chức xét tuyển và phỏng vấn

– Lịch phỏng vấn các thí sinh theo mục I.2. Tùy thuộc vào số lượng thí sinh đăng ký dự thi và được chọn vào vòng phỏng vấn, thời gian thực hiện phỏng vấn sẽ được Hội đồng tuyển sinh sắp xếp phù hợp.

– Thời gian phỏng vấn: Mỗi thí sinh có từ 10 – 30 phút chuẩn bị và 15 – 30 phút phỏng vấn. CTĐT Quản trị kinh doanh có 30 phút viết bài luận trước khi phỏng vấn.

– Ngôn ngữ phỏng vấn: Thí sinh dự thi phỏng vấn bằng tiếng Anh. Riêng CTĐT Khu vực học: Định hướng Nhật Bản học chủ yếu phỏng vấn bằng tiếng Nhật và định hướng Việt Nam học chủ yếu phỏng vấn bằng tiếng Việt.

– Phương pháp phỏng vấn: Các Tiểu ban chuyên môn phỏng vấn đặt câu hỏi trực tiếp để thí sinh trả lời. Quá trình phỏng vấn được ghi âm hoặc quay phim.

  1. Điều kiện trúng tuyển

– Mức điểm tối thiểu để được xét tuyển là 50 điểm (theo thang điểm 100) sau khi đã cộng các điểm xét tuyển hồ sơ, kiểm tra khả năng viết luận (CTĐT Quản trị kinh doanh) và phỏng vấn.

Danh sách thí sinh trúng tuyển được xác định bằng cách lấy từ thí sinh có tổng điểm cao nhất trở xuống cho đến khi đạt đến 1 trong 2 ngưỡng sau:

– Hết chỉ tiêu tuyển sinh;

– Hết danh sách thí sinh được Hội đồng tuyển sinh đánh giá có đủ năng lực theo học.

Điểm chuẩn được xác định căn cứ vào số thí sinh được Hội đồng tuyển sinh đánh giá có đủ năng lực theo học mỗi CTĐT và chỉ tiêu tuyển sinh.

  1. Triệu tập thí sinh trúng tuyển và quyết định công nhận học viên

Sau khi được ĐHQGHN phê duyệt điểm trúng tuyển, Trường Đại học Việt Nhật sẽ triệu tập thí sinh trúng tuyển và quyết định công nhận học viên cao học. Việc công nhận học viên cao học hoàn thành trước ngày 10/10/2019.

III.  HỒ SƠ DỰ THI, THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NHẬN HỒ SƠ

  1. Hồ sơ dự thi

– Thí sinh nhận hồ sơ tuyển sinh tại Văn phòng tuyển sinh trong giờ hành chính (trừ ngày lễ, thứ 7, chủ nhật) hoặc tải từ website của Trường Đại học Việt Nhật tại địa chỉ www.vju.vnu.edu.vn.

  1. Nhận hồ sơ

Thí sinh nộp hồ sơ trực tiếp tại Trường hoặc qua đường bưu điện. Địa chỉ tiếp nhận hồ sơ:

– Phòng Đào tạo, Xúc tiến Nghiên cứu và Phát triển,  Phòng 509, Tầng 5, Cơ sở Mỹ Đình, đường Lưu Hữu Phước, Mỹ Đình 1, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Tel: (+84-24) 73066001(số máy lẻ: 5093); Hotline: +84-966954736; Email: admission@vju.ac.vn.

– Thời gian nhận hồ sơ: trong giờ hành chính.

  1. LỆ PHÍ TUYỂN SINH VÀ KINH PHÍ ĐÀO TẠO
  2. Các loại phí

+ Lệ phí tuyển sinh: 500.000 VNĐ/hồ sơ;

+ Học phí học bổ sung kiến thức: theo quy định của ĐHQGHN;

+ Phí nhập học: 1.800.000 VNĐ;

+ Học phí cho chương trình đào tạo thạc sĩ trong 2 năm: 75.000.000 VNĐ.

Nguồn: thptquocgia.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *