Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 vừa kết thúc, nhưng với nhiều thí sinh, hành trình vào đại học mới thực sự bắt đầu. Trước hàng loạt lựa chọn ngành nghề và trường học, không ít bạn băn khoăn: nên học gì, chọn trường nào để phù hợp với tương lai?
- Chiến lược sắp xếp xếp nguyện vọng thông minh để tối đa cơ hội trúng tuyển
- Thời gian vàng để đăng ký và xét tuyển không thể bỏ lỡ cho thí sinh

Khi học sinh mông lung giữa ngã rẽ ngành nghề
Dù thời gian đăng ký nguyện vọng đang đến gần, nhiều học sinh vẫn chưa xác định được ngành học phù hợp. Một số bạn thậm chí không chia sẻ với gia đình về lựa chọn cá nhân, trong khi số khác vẫn loay hoay giữa sở thích và năng lực thực tế.
Có học sinh dù học giỏi suốt nhiều năm cấp THPT nhưng vẫn không rõ đâu là thế mạnh thật sự. Các bạn thường chỉ tập trung học để đạt điểm cao, chủ yếu để chuẩn bị cho kỳ thi THPT, mà chưa có cơ hội khám phá bản thân. Một số em thừa nhận dù giỏi Toán hay tiếng Anh nhưng không cảm thấy thực sự yêu thích môn nào. Có bạn định chọn ngành công nghệ thông tin vì “được gợi ý là đang phát triển”, nhưng lại không thích làm việc trên máy tính.
Thực tế cho thấy, đây là tình trạng phổ biến, học sinh ở tuổi 17,18 chưa biết mình thực sự muốn gì cũng là điều dễ hiểu. Vấn đề không phải là chọn sai hay chậm trễ, mà là các bạn cần được định hướng đúng và có thời gian trải nghiệm để hiểu bản thân hơn.
Việc xác định ngành học cần bắt đầu từ nội tâm, bạn thật sự thích điều gì, giỏi điều gì và muốn trở thành ai. Đó là bước đầu tiên để xây dựng lộ trình học tập và nghề nghiệp lâu dài.
Hiểu đúng về ngành học, nghề nghiệp và khả năng dịch chuyển nghề
Một sai lầm phổ biến là chọn ngành theo xu hướng thị trường, nghe theo lời khuyên từ người thân hoặc chọn ngành “hot” với hy vọng dễ xin việc. Tuy nhiên, ngành học không luôn tương ứng trực tiếp với nghề nghiệp sau này. Một nghề có thể tuyển dụng từ nhiều ngành học khác nhau, và một ngành học có thể mở ra rất nhiều hướng đi đa dạng.
Nhiều phụ huynh và học sinh vẫn quan niệm rằng muốn làm nghề nào thì phải học đúng ngành đó. Cách hiểu này không còn phù hợp với bối cảnh hiện đại, khi sự dịch chuyển nghề nghiệp diễn ra mạnh mẽ và kỹ năng thích nghi trở thành yếu tố then chốt của thành công.
Thực tế, một ngành học không đóng khung bạn vào một con đường duy nhất. Việc học tại các cơ sở đào tạo uy tín như Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn không chỉ giúp bạn có kiến thức chuyên môn vững vàng, mà còn rèn luyện kỹ năng thực hành và tư duy linh hoạt, những yếu tố cần thiết để thích ứng và chuyển hướng nghề nghiệp nếu cần. Đặc biệt trong thời đại số, việc học thêm ngành thứ hai, học song ngành hoặc bổ sung kỹ năng mềm là hoàn toàn khả thi và ngày càng phổ biến.
Vì thế, điều quan trọng không chỉ là bạn học ngành gì, mà là bạn học như thế nào để chuẩn bị tốt nhất cho việc làm, kể cả khi phải chuyển ngành trong tương lai.
Làm sao để chọn đúng ngành, đúng người, đúng thời điểm?
Để chọn ngành học phù hợp, học sinh cần kết hợp nhiều yếu tố: đam mê, năng lực học tập, tính cách, xu hướng nghề nghiệp, cơ hội việc làm và cả mức độ đầu tư tài chính. Nếu chọn ngành chỉ vì điểm chuẩn thấp, “đỡ vất vả”, hoặc chạy theo bạn bè thì nguy cơ bỏ học giữa chừng, mất động lực học tập là rất cao. Hằng năm, tỷ lệ sinh viên bỏ học dao động từ 10,15%, và phần lớn lý do đến từ việc chọn ngành không phù hợp.
Những bạn yêu thích hoạt động thực địa, khám phá, có thể cân nhắc các ngành như sinh học, môi trường, địa chất, hải dương học. Với người năng động, hướng ngoại, ngành du lịch, marketing, báo chí sẽ phù hợp hơn so với những ngành chuyên về nghiên cứu hàn lâm. Ngược lại, những ngành yêu cầu đào sâu kiến thức chuyên môn như Y Dược, Công nghệ, Khoa học cơ bản… cần học sinh có nền tảng học thuật vững và sự kiên trì lâu dài.

Một vấn đề khác cũng cần lưu ý là sự cân bằng giữa đam mê và năng lực học tập thực tế. Có những bạn rất yêu thích ngành Y nhưng điểm thi không đủ cao để vào các trường đại học top đầu. Trong trường hợp đó, việc lựa chọn học các ngành gần như Y học cổ truyền, Y học dự phòng hoặc đăng ký vào các trường Cao đẳng Y uy tín chính là giải pháp phù hợp để tiếp tục theo đuổi đam mê. Đây cũng là hướng đi thực tế giúp các bạn sớm có tay nghề và cơ hội làm việc trong lĩnh vực mình yêu thích.
Chọn ngành là một quyết định lớn, nhưng không phải là con đường duy nhất. Hãy bắt đầu bằng việc hiểu chính mình, tìm hiểu kỹ ngành học, cân bằng giữa đam mê và thực tế. Quan trọng hơn cả, hãy học cách linh hoạt, kiên trì và sẵn sàng thích nghi, vì dù chọn ngành nào, bạn mới là người quyết định mình đi bao xa trên con đường đã chọn.