Trang chủ / Thông tin tuyển sinh / Năm 2024 nhiều trường ĐH quyết định bỏ xét tuyển dựa trên kết quả học bạ

Năm 2024 nhiều trường ĐH quyết định bỏ xét tuyển dựa trên kết quả học bạ

Được sự ủng hộ của nhiều người, một số ý kiến cho rằng, các trường đại học không nên đơn thuần sự dụng điểm học bạ từ bậc Trung học Phổ thông (THPT) để tiến hành xét tuyển cho mùa tuyển sinh 2024. Hãy cùng phân tích trong nội dung sau đây!

Năm 2024 nhiều trường ĐH quyết định bỏ xét tuyển dựa trên kết quả học bạ

Thay vào đó, các trường đề xuất việc kết hợp kết quả học bạ với các yếu tố khác như điểm thi tốt nghiệp THPT, chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế, bài kiểm tra đánh giá tư duy, và đánh giá năng lực. Phương pháp này được đánh giá cao về độ tin cậy hơn, đặc biệt trong bối cảnh cộng đồng lo ngại về khả năng “làm đẹp” học bạ cho học sinh tại bậc THPT.

Bỏ qua phương thức cũ thay thế bằng việc tăng chỉ tiêu xét tuyển từ các kỳ thi riêng biệt

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố kế hoạch tuyển sinh cho năm 2024. Theo đó, có ba phương thức tuyển sinh được áp dụng: Xét tuyển thẳng chiếm 2% chỉ tiêu, xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT chiếm 18%, và phương thức kết hợp theo đề án tuyển sinh của trường chiếm 80% tổng chỉ tiêu. Do đó, từ năm 2024, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân sẽ không còn sử dụng phương thức xét tuyển dựa trên học bạ THPT, mà nhóm thí sinh này đã chiếm khoảng 10% chỉ tiêu trong những năm trước đó.

Ngoài ra, trong thông tin tuyển sinh 2024, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã quyết định tăng chỉ tiêu cho phương thức sử dụng kết quả các kỳ thi đánh giá năng lực và đánh giá tư duy, cũng như xét tuyển theo đề án tuyển sinh riêng của trường. Điều này nhằm giảm sự phụ thuộc vào kết quả học tập và thi tốt nghiệp THPT.

Trong khi đó, Chuyên gia tại một số trường Cao đẳng Y Dược Hà Nội cho biết: Trường Đại học Y Hà Nội và Trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh đã thông báo quyết định không xét tuyển bằng điểm học bạ. Trường Luật TP Hồ Chí Minh chỉ tuyển sinh theo hai phương thức: xét tuyển sớm theo đề án tuyển sinh của trường chiếm 45% tổng chỉ tiêu, và xét tuyển kết quả thi tốt nghiệp THPT với 55% tổng chỉ tiêu, loại bỏ hoàn toàn phương thức xét tuyển bằng học bạ.

Năm 2023, Đại học Bách Khoa Hà Nội đã loại bỏ yêu cầu điểm học bạ đạt 7 trở lên trong các môn tổ hợp khi xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT, và quyết định này được duy trì trong mùa tuyển sinh 2024.

Ngoài việc loại bỏ phương thức xét tuyển bằng học bạ, một số trường đại học cũng thông báo sẽ bổ sung chỉ tiêu cho phương thức xét tuyển dựa trên kết quả các kỳ thi riêng như đánh giá năng lực. Học viện Kỹ thuật Quân sự và Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh, ví dụ, đã quyết định tăng chỉ tiêu cho phương thức xét tuyển dựa vào kết quả các kỳ thi đánh giá năng lực.

Xét tuyển bằng học bạ chưa đánh giá đúng năng lực sinh viên

Thực tế đã chứng minh rằng trong mùa tuyển sinh năm 2023, gần 100 trường Đại học trên toàn quốc sử dụng phương pháp xét tuyển dựa trên điểm học bạ Trung học Phổ thông (THPT), và điểm trúng tuyển dựa trên học bạ của các trường đều đạt mức cao. Hiện tượng này đã gây ra những nghi ngờ về việc có hay không các trường THPT đang cố gắng “làm đẹp” học bạ cho học sinh và liệu phương thức xét tuyển này có đáng tin cậy hay không.

Thầy Đinh Đức Hiền, một giáo viên thuộc hệ thống giáo dục FPT, đã chia sẻ quan điểm của mình: “Chúng ta đang chứng kiến sự tăng điểm trong việc xét tuyển Đại học thông qua học bạ, và có thể nói đây là một hình thức “lạm phát”. Theo thầy Hiền, trong lý thuyết, việc xét tuyển bằng học bạ là một phương pháp tiên tiến nếu nó phản ánh đúng khả năng học tập của học sinh, nhưng điều quan trọng là chất lượng đào tạo, kiểm tra, và đánh giá phải được đồng đều ở mọi nơi và phải đảm bảo sự công bằng và minh bạch. Thầy cho rằng, chỉ khi đạt được những yếu tố này, phương thức xét tuyển bằng học bạ mới có độ tin cậy.

Xét tuyển bằng học bạ chưa đánh giá đúng năng lực sinh viên

Tuy nhiên, theo các giảng viên Cao đẳng Y Dược TP.HCM thì hiện thực ở Việt Nam hiện nay cho thấy, việc đảm bảo cả hai điều này trên diện rộng là khá khó khăn. Nhiều giáo viên Trung học Phổ thông cũng công nhận rằng, thực tế ở Việt Nam hiện nay, lo ngại về sự chệch lệch giữa điểm số và khả năng học tập của học sinh là hợp lý. Bên cạnh đó, kết quả so sánh giữa điểm thi tốt nghiệp THPT và điểm học bạ của học sinh do Bộ Giáo dục và Đào tạo tiến hành trong những năm gần đây cho thấy sự “vênh” tại nhiều địa phương. Điều này chỉ ra rằng chất lượng giáo dục tại Trung học Phổ thông hiện nay chưa đồng đều, vì mỗi địa phương và mỗi trường sử dụng các tiêu chí đánh giá khác nhau. Do đó, nếu nhìn chung, việc chỉ sử dụng điểm học bạ THPT để xét tuyển vào Đại học chưa đủ tin cậy đối với xã hội.

Trả lời kiến nghị của cử tri về việc lo ngại về hiện tượng “chạy điểm” và “làm đẹp” học bạ ở bậc Trung học Phổ thông (THPT), Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT) Nguyễn Kim Sơn đã giải thích rằng Luật Giáo dục Đại học năm 2018 đã cho phép các trường Đại học tuyển sinh bằng nhiều hình thức như thi tuyển, xét tuyển, hoặc kết hợp cả hai. Quy chế tuyển sinh Đại học do Bộ GD&ĐT ban hành chỉ đưa ra nguyên tắc để đảm bảo sự công khai, minh bạch và bình đẳng giữa các trường, trong khi trường Đại học có quyền tự chủ và chịu trách nhiệm về phương thức tuyển sinh của mình. Bộ GD&ĐT chỉ có vai trò chỉ đạo, thanh tra, và kiểm tra việc thực hiện quy chế này.

Theo Bộ GD&ĐT, cho dù điểm học bạ được sử dụng để xét tuyển vào Đại học hay không, các trường phổ thông cũng phải chịu trách nhiệm và thực hiện biện pháp để đảm bảo sự tin cậy, công bằng, và đánh giá đúng đắn về kết quả học tập của học sinh.

Tổng hợp bởi thptquocgia.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *