Là một trong nhiều trường ĐH HOT nên chỉ tiêu của Đại học Hà Nội luôn nhận được sự quan tâm của rất nhiều thí sinh. Vậy trong năm 2019, chỉ tiêu của trường là bao nhiêu?
- Điểm chuẩn Đại học Công Đoàn năm 2018 và chỉ tiêu tuyển sinh năm 2019
- Điểm chuẩn Đại học GTVT năm 2018 và chỉ tiêu tuyển sinh năm 2019
- Điểm chuẩn Đại học KTQD năm 2018 và chỉ tiêu tuyển sinh năm 2019
Điểm chuẩn Đại học Hà Nội 2018 và chỉ tiêu tuyển sinh năm 2019
Điểm chuẩn Đại học Hà Nội năm 2018 là bao nhiêu?
Năm 2018, trường Đại học Hà Nội cũng đã công bố chính thức điểm chuẩn đại học năm 2018 với 17 ngành tuyển sinh khác nhau. Được biết trong năm 2018, ngành lấy điểm chuẩn cao nhất vào trường là Ngành ngôn ngữ Hàn Quốc cao nhất với 31.37 điểm, tiếp sau là ngành Ngôn ngữ Anh lấy 30.6 điểm, và Ngôn ngữ Trung Quốc 30.37 điểm. Mức điểm chuẩn năm 2018 cũng không chênh lệch nhiều so với năm 2017, các em thí sinh dự tuyển vào trường cùng theo dõi điểm chuẩn chi tiết. Điểm chuẩn dưới đây là tính cho thí sinh ở KV3. Mỗi đối tượng ưu tiên kế tiếp giảm 1 điểm, khu vực ưu tiên kế tiếp giảm 0,25 điểm.
Đối với các thí sinh tra cứu điểm chuẩn Đại Học Hà Nội các năm trước đó để đưa ra quyết định xét tuyển trong năm 2019 cần chú ý đến mã ngành, tên ngành cùng với tổ hợp môn để tra cứu chính xác với các ngành mà mình ứng tuyển. Cùng với đó cũng cần lưu ý đến những thông tin về khu vực và vùng ứng tuyển cũng như đối tượng để có thể xác định rõ ràng nhất đúng với bản thân để biết chính xác số điểm chuẩn của trường. Năm 2016 mức điểm chuẩn của trường là 32,5 điểm đối với ngành ngôn ngữ Hàn Quốc, hầu hết tất cả các ngành đều có môn môn ngoại ngữ nhân đôi hệ số và điểm bao gồm điểm ưu tiên. Do đó, có thể mức điểm trong năm 2019 sẽ có sự biến động
Một số những ngành có mức điểm chuẩn thấp hơn từ khoảng 28- 30 điểm như quản trị kinh doanh, tài chính ngân hàng, kế toán, quốc tế học cùng với rất nhiều những ngành khác. Nếu những thí sinh có số điểm thấp hơn thì có thể ứng tuyển vào ngành công nghệ thông tin với mức điểm chuẩn là 19 điểm chưa nhân hệ số 2 môn ngoại ngữ. Đây cũng là mức điểm chuẩn thấp nhất của trường.
Chỉ tiêu tuyển sinh của Đại học Hà Nội năm 2019
Chia sẻ trên các trang thông tin tuyển sinh được biết trong năm 2019, Trường ĐH Hà Nội sẽ mở thêm hai ngành mới và bổ sung ba chương trình đào tạo chất lượng cao.
Hai ngành mới mở của trường là truyền thông đa phương tiện và marketing sẽ đều dạy bằng tiếng Anh.
Ngành truyền thông đa phương tiện kết hợp giữa hai lĩnh vực ‘hot’ hiện nay: lĩnh vực truyền thông (nhà trường đã có kinh nghiệm trong đào tạo chương trình truyền thông doanh nghiệp) với công nghệ thông tin (nhấn mạnh đến các phương tiện truyền thông hiện đại).
Riêng ngành marketing là ngành mà trường đã có ý tưởng mở từ lâu, đã có những khảo sát cụ thể với sinh viên về nhu cầu học ngành này và đến thời điểm này được xác định là thời điểm “chín muồi” để thực hiện.
Còn ba chương trình chất lượng cao dành cho các ngành ngôn ngữ Trung Quốc, ngôn ngữ Hàn Quốc, ngôn ngữ Ý.
So với chương trình đào tạo đại trà, các chương trình chất lượng cao sẽ có số tín chỉ nhiều hơn (152 tín chỉ so với 140 tín chỉ của chương trình đào tạo đại trà) và chuẩn đầu ra cao hơn (ví dụ chuẩn đầu ra với ngoại ngữ 2 đạt trình độ B2 so với chương trình đại trà chuẩn đầu ra ngoại ngữ 2 là B1)
Chỉ tiêu tuyển sinh của Đại học Hà Nội năm 2019
Năm 2019, Trường ĐH Hà Nội quyết định sẽ tiếp tục xét tuyển dựa trên kết quả của kì thi THPT Quốc gia năm 2019. Không chỉ riêng các ngành ngôn ngữ mới yêu cầu môn ngoại ngữ nhân hệ số 2, các ngành học khác như quốc tế học, truyền thông đa phương tiện. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, điều kiện nhận đăng ký xét tuyển là thí sinh có tổng điểm 3 môn thi Toán, Ngữ Văn, Ngoại ngữ hoặc Toán, Vật lý, Sửa Mí Mắt Hỏng, Tiếng Anh của kỳ thi THPT quốc gia 2019 đạt 15 điểm trở lên (theo thang điểm 10, chưa nhân hệ số).
Theo phương án tuyển sinh 2019 của Trường ĐH Hà Nội, các ngành đào tạo đại học chính quy đều có môn ngoại ngữ nhân hệ số 2. Vì vậy, thí sinh xét tuyển vào trường nếu đạt điểm cao môn ngoại ngữ sẽ có lợi thế. Việc xét tuyển sẽ thực hiện theo nguyên tắc: tổng điểm để xét tuyển bao gồm cả điểm ưu tiên (nếu có) và điểm của môn thi chính đã nhân hệ số 2, xếp từ cao xuống thấp. Trường sẽ xét tuyển nhiều đợt cho đến hết chỉ tiêu của từng ngành, theo nguyên tắc từ cao xuống thấp.
Nguồn: thptquocgia.com