Trang chủ / Thông tin tuyển sinh / Điểm chuẩn Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh năm 2018 và chỉ tiêu tuyển sinh năm 2019

Điểm chuẩn Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh năm 2018 và chỉ tiêu tuyển sinh năm 2019

Để tránh những sai lầm trong việc chọn ngành khi xét tuyển vào Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh thì việc tham khảo điểm chuẩn năm 2018 cũng như chỉ tiêu năm 2019 là điều rất quan trọng đối với thí sinh.

Điểm chuẩn Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh năm 2018 và chỉ tiêu tuyển sinh năm 2019

Điểm chuẩn Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh năm 2018 và chỉ tiêu tuyển sinh năm 2019

Thông tin tuyển sinh Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh năm 2019

Đối tượng tuyển sinh:    

– Đại học 4 năm:

+ Trình độ chuyên môn: Thí sinh tốt nghiệp Cao đẳng âm nhạc, Trung cấp âm nhạc hoặc có trình độ âm nhạc tương đương.

+ Trình độ văn hóa: tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) (theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên) hoặc Trung cấp.

Nếu tốt nghiệp Trung cấp, có điểm thi tốt nghiệp môn Văn, Sử, Địa từ 5,0 trở lên; hoặc học và được công nhận đã hoàn thành các môn văn hóa THPT theo quy định (nhóm ngành 3: Văn, Sử, Địa, Toán, Lý, Hóa).

– Đại học Văn bằng hai (2 năm): Thí sinh tốt nghiệp Văn bằng 1 là Đại học âm nhạc hoặc Đại học Sư phạm âm nhạc.

  1. Phạm vi tuyển sinh: Vùng tuyển sinh trong phạm vi cả nước
  2. Phương thức tuyển sinh: Kết hợp thi tuyển và xét tuyển;

– Thi tuyển: Năng khiếu 1 (Chuyên môn), hệ số 2 và Năng khiếu 2 (Kiến thức), hệ số 1.

– Xét tuyển: Nếu tốt nghiệp Trung cấp, điểm thi tốt nghiệp môn Văn, Sử, Địa từ 5 trở lên; hoặc học và được công nhận đã hoàn thành các môn văn hóa THPT theo quy định (nhóm ngành 3: Văn, Sử, Địa, Toán, Lý, Hóa).

Tổ chức tuyển sinh:        

  1. a) Nộp hồ sơ và thi tuyển:

– Thời gian nộp hồ sơ: Từ 08/4 đến hết 31/5/2019 (thứ Hai đến thứ Sáu trong giờ hành chính).

– Thời gian thi: Từ ngày 17/7 đến ngày 27/7/2019 (Lịch cụ thể cho từng thí sinh sẽ ghi trong giấy báo thi).

– Địa điểm thi: Nhạc viện TP. Hồ Chí Minh, 112 Nguyễn Du, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh.

  1. b) Hình thức nhận hồ sơ đăng ký thi tuyển:

– Hồ sơ thi tuyển theo mẫu của Nhạc viện TP. Hồ Chí Minh (Mua tại Nhạc viện hoặc tải về từ trang Web Nhạc viện).

– Thí sinh nộp hồ sơ trực tiếp tại Nhạc viện hoặc qua Bưu điện (không nộp qua Trường THPT đang theo học hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo ở địa phương).

  1. c) Hình thức thi tuyển:

MÔN THI: NĂNG KHIẾU (KIẾN THỨC, CHUYÊN MÔN).

Điểm sàn chuyên môn là: 7,5.

– Điểm sàn kiến thức: Trung bình các môn kiến thức là: 5,0 (trong đó không có môn thi nào dưới 3,0).

Thí sinh có điểm chuyên môn hoặc điểm kiến thức, trung bình kiến thức dưới điểm sàn sẽ bị loại.

  1. Chính sách ưu tiên:

* Xét tuyển thẳng:

Theo thông tin tuyển sinh trong năm 2019 được biết, nhạc viện chỉ xét tuyển thẳng vào bậc Đại học (hệ 4 năm) trong trường hợp thí sinh:

– Đạt giải chuyên nghiệp quốc tế từ giải ba trở lên (hoặc giải đơn ca, độc tấu trong các kỳ thi âm nhạc trong nước có trình độ tương đương được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận) đúng chuyên ngành dự thi tại Nhạc viện.

– Tốt nghiệp bậc Trung cấp tại Nhạc viện TP. Hồ Chí Minh: Điểm thi tốt nghiệp chuyên môn từ 9,0 trở lên, xếp loại tốt nghiệp từ Giỏi trở lên (8,0), quá trình rèn luyện toàn khóa từ Tốt trở lên (0,8); thi bậc Đại học đúng chuyên ngành đã tốt nghiệp.

Thời gian được tính không quá 4 năm cho đến thời điểm nộp hồ sơ.

Tùy từng trường hợp, Hội đồng tuyển sinh có thể tổ chức kiểm tra bổ sung.

* Ưu tiên:

Thí sinh được hưởng chính sách ưu tiên trong tuyển sinh:

– Được quy định tại Thông tư số 02/2019/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 02 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số Điều của Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy; tuyển sinh cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư số 05/2017/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 01 năm 2017; đã được sửa đổi bổ sung tại Thông tư số 07/2018/TT-BGDĐT ngày 01 tháng 3 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

– Thí sinh đoạt giải chuyên nghiệp cấp quốc gia (được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận) từ giải ba trở lên đúng chuyên ngành dự thi tuyển sinh tại Nhạc viện (Thời gian được tính không quá 4 năm cho đến thời điểm nộp hồ sơ).    

  1. Lệ phí xét tuyển/thi tuyển:

– Lệ phí dự thi: 700.000đ

Trường hợp xét tuyển thẳng (bậc Đại học – hệ 4 năm):

– Lệ phí xét tuyển thẳng: 30.000đ

– Cước bưu điện (thư gửi bảo đảm): 20.000đ

 * Lệ phí dự thi (hoặc lệ phí xét tuyển thẳng) phải nộp khi đăng ký dự thi.

 * Giảm 50% lệ phí dự thi các chuyên ngành Nhạc cụ truyền thống, Kèn (cổ điển), Gõ giao hưởng. 

  1. Học phí dự kiến với sinh viên chính quy:

Học phí căn cứ theo nghị định 86/2015/NĐ-CP do Thủ tướng ký ngày 02/10/2015 quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 – 2016 đến năm học 2020 – 2021 (học phí mỗi năm có tăng). Cụ thể:

– Học phí năm học 2019-2020:  Trung cấp: 7.400.000đ, Đại học: 10.600.000đ).

– HS-SV các chuyên ngành Nhạc cụ truyền thống được giảm 70% học phí.

– HS-SV các chuyên ngành Nhạc cụ truyền thống được hưởng chế độ bồi dưỡng nghề với mức bằng 40% học phí (thông tư liên tịch số 11/2015/TTLT-BVHTTDL-BTC-BGDĐT-BLĐTBXH ngày 11/12/2015).

  1. Các nội dung khác:

– Do đặc thù của ngành, thí sinh không được đem vào phòng thi và sử dụng các thiết bị ghi âm và ghi hình.

– Nhạc viện TP. Hồ Chí Minh sẽ gửi giấy báo trúng tuyển theo địa chỉ báo tin của thí sinh.

– Thí sinh xem kết quả thi tại Nhạc viện TP. Hồ Chí Minh hoặc trên trang Web của Nhạc viện.

– Nhạc viện có chế độ ưu tiên trong tuyển sinh đối với các chuyên ngành Nhạc cụ truyền thống, Dây, Kèn (cổ điển), Gõ giao hưởng.

– Nhạc viện có các loại học bổng cho HS-SV xuất sắc và giỏi.

Nguồn: thptquocgia.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *