Là một trong nhiều trường HOT nên Trường Đại học Kinh tế Huế luôn nhận được sự quan tâm của rất nhiều thí sinh. Vậy trong năm 2019, chỉ tiêu của trường là bao nhiêu?
Điểm chuẩn Trường Đại học Kinh tế Huế năm 2018 và chỉ tiêu tuyển sinh năm 2019
Thông tin tuyển sinh Trường Đại học Kinh tế Huế năm 2019
ĐỐI TƯỢNG TUYỂN SINH
Theo quy định tại Điều 6 Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy; tuyển sinh cao đẳng, tuyển sinh trung cấp nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Quy chế).
- PHẠM VI TUYỂN SINH: Tuyển sinh trong cả nước
- PHƯƠNG THỨC TUYỂN SINH
Trường Đại học Kinh tế xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia năm 2019.
- NGƯỠNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG ĐẦU VÀO
– Hội đồng tuyển sinh (HĐTS) Đại học Huế xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào và công bố trên Cổng thông tin tuyển sinh của Đại học Huế trước khi thí sinh điều chỉnh nguyện vọng.
- CHÍNH SÁCH ƯU TIÊN
– Thí sinh được hưởng chính sách ưu tiên đối tượng, khu vực theo Quy chế hiện hành.
– HĐTS xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển vào đại học năm 2019 với chỉ tiêu và tiêu chí cụ thể như sau:
Theo thông tin tuyển sinh trong năm 2019 được biết, xét hết chỉ tiêu theo thứ tự ưu tiên: Thí sinh tham dự kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế; trong đội tuyển quốc gia dự Cuộc thi khoa học, kỹ thuật quốc tế; thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia; thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia; ngoài ra có thể căn cứ thêm kết quả học tập ở cấp THPT.
5.1. Tuyển thẳng
Thí sinh là đối tượng được quy định tại các điểm a, b, c, d, e khoản 2 Điều 7 của Quy chế hiện hành.
5.2. Ưu tiên xét tuyển
Thí sinh không dùng quyền tuyển thẳng được ưu tiên xét tuyển vào các ngành đào tạo đại học của Trường Đại học Kinh tế, cụ thể như sau:
– Thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, đã tốt nghiệp THPT, có môn đoạt giải trùng với môn thuộc tổ hợp môn thi của ngành đăng ký ưu tiên xét tuyển, sau khi hoàn thành kỳ thi THPT quốc gia năm 2019, có kết quả thi của tổ hợp môn thi tương ứng đối với ngành xét tuyển đáp ứng tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ GD&ĐT hoặc HĐTS Đại học Huế quy định, không có môn nào có kết quả từ 1,0 điểm trở xuống, được ưu tiên xét tuyển vào bậc đại học theo ngành học mà thí sinh đăng ký trong hồ sơ ưu tiên xét tuyển.
– Thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia, đã tốt nghiệp THPT, sau khi hoàn thành kỳ thi THPT quốc gia năm 2019, có kết quả thi của tổ hợp môn thi tương ứng đối với ngành xét tuyển đáp ứng tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ GD&ĐT hoặc HĐTS Đại học Huế quy định, không có môn nào có kết quả từ 1,0 điểm trở xuống, HĐTS Đại học Huế căn cứ vào kết quả dự án, đề tài nghiên cứu khoa học kỹ thuật của thí sinh để xem xét, quyết định cho vào học những ngành đào tạo bậc đại học theo ngành học mà thí sinh đăng ký trong hồ sơ ưu tiên xét tuyển.
- CÁC THÔNG TIN KHÁC
– Các ngành tuyển sinh theo nhóm ngành: Thí sinh trúng tuyển theo nhóm ngành, sau khi học chung năm thứ nhất, sinh viên được xét vào học một trong những ngành đào tạo thuộc nhóm ngành quy định, căn cứ vào nguyện vọng đã đăng ký trong hồ sơ xét tuyển và kết quả học tập của thí sinh;
– Sinh viên học ngành Kinh tế chính trị được miễn học phí.
– Trong 220 chỉ tiêu ngành Kinh tế có 50 chỉ tiêu đào tạo chuyên ngành Kinh tế và Quản lý du lịch trong khuôn khổ dự án Eramus+, do Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế cấp bằng đại học chính quy, học phí theo học phí của chương trình đại trà.
– Ngành Tài chính – Ngân hàng (liên kết đào tạo đồng cấp bằng với Trường Đại học Rennes I, Cộng hoà Pháp):
+ Chương trình được xây dựng dựa trên sự kết hợp những yếu tố vượt trội của hai chương trình giáo dục Pháp – Việt Nam nhằm đào tạo những cử nhân ưu tú trong lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng;
+ Thời gian đào tạo: 4 năm, trong đó năm thứ 4 học tại Trường Đại học Rennes I – Cộng hòa Pháp nếu đáp ứng yêu cầu về kiến thức khoa học và tiếng Pháp theo quy định;
+ Bằng tốt nghiệp: Sinh viên được cấp hai bằng đại học chính quy của Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế và Đại học Rennes I – Cộng hòa Pháp;
+ Ưu đãi: Sinh viên sang học ở Pháp được hưởng mọi ưu đãi dành cho sinh viên của Đại học Rennes I – Cộng hòa Pháp (ký túc xá, hỗ trợ xã hội, học tập).
– Ngành Quản trị kinh doanh (liên kết đào tạo với Viện Công nghệ Tallaght – Ireland)
+ Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Anh và Tiếng Việt. Thời gian đào tạo từ 4 – 5 năm tùy theo mô hình Chương trình liên kết tương ứng:
+ Mô hình 4+0: Bằng Cử nhân ngành Quản trị kinh doanh do Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế cấp;
+ Mô hình 3+1: Sinh viên học 3 năm tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế và 1 năm tại Viện Công nghệ Tallaght – Ireland và được cấp 02 bằng cử nhân ngành Quản trị kinh doanh: 01 do Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế cấp và 01 do Viện Công nghệ Tallaght – Ireland cấp (Bachelor Degree of Business).
+ Mô hình 3+2: Sinh viên học 3 năm tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế và 2 năm tại Viện Công nghệ Tallaght – Ireland và được cấp 02 bằng cử nhân ngành Quản trị kinh doanh: 01 do Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế cấp và 01 do Viện Công nghệ Tallaght – Ireland cấp (Honnor Bachelor Degree of Business).
– Chương trình chất lượng cao:
+ Chương trình đào tạo: Được xây dựng và phát triển dựa trên chương trình đào tạo ngành tương ứng của các trường đại học tiên tiến nước ngoài;
+ Giảng viên: Đội ngũ giảng viên tham gia giảng dạy bao gồm giảng viên có trình độ cao của Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế, giảng viên thỉnh giảng nước ngoài;
+ Được tiếp cận thực tế tại các tổ chức, doanh nghiệp và được giảng viên thỉnh giảng từ các đơn vị đó trực tiếp giảng dạy;
+ Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt và Tiếng Anh. Hơn 30% các học phần được giảng dạy bằng Tiếng Anh;
+ Cơ hội học tập nước ngoài: Sinh viên học chương trình chất lượng cao có cơ hội được học trao đổi (từ 1 học kỳ đến 1 năm), thực tập ngắn hạn ở nước ngoài theo các chương trình trao đổi sinh viên giữa nhà trường và các đối tác nước ngoài.
Nguồn: thptquocgia.com