Trang chủ / Điểm chuẩn Đại học / Điểm chuẩn Trường Đại học Ngoại thương, cơ sở Quảng Ninh năm 2018 và chỉ tiêu tuyển sinh năm 2019

Điểm chuẩn Trường Đại học Ngoại thương, cơ sở Quảng Ninh năm 2018 và chỉ tiêu tuyển sinh năm 2019

Để tránh những sai lầm trong việc chọn ngành khi xét tuyển vào Trường Đại học Ngoại thương, cơ sở Quảng Ninh thì việc tham khảo điểm chuẩn năm 2018 cũng như chỉ tiêu năm 2019 là điều rất quan trọng đối với thí sinh.

Điểm chuẩn Trường Đại học Ngoại thương, cơ sở Quảng Ninh năm 2018 và chỉ tiêu tuyển sinh năm 2019

Điểm chuẩn Trường Đại học Ngoại thương, cơ sở Quảng Ninh năm 2018 và chỉ tiêu tuyển sinh năm 2019

Thông tin tuyển sinh Trường Đại học Ngoại thương, cơ sở Quảng Ninh năm 2019

Căn cứ Thông tư số 07/2018/TT-BGDĐT ngày 01/03/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 05/2017/TT-BGDĐT; Trường Đại học Ngoại thương dự kiến phương án tuyển sinh đại học chính quy năm 2019 như sau:

Phương thức xét tuyển kết hợp chứng chỉ quốc tế và kết quả học tập 03 năm THPT

1.1. Đối với các chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh

1.1.1. Chương trình đào tạo áp dụng: bao gồm chương trình tiên tiến, chương trình chất lượng cao, chương trình chuyên ngành Kế toán – Kiểm toán định hướng nghề nghiệp ACCA, chương trình chuyên ngành Kinh doanh quốc tế theo mô hình tiên tiến Nhật Bản, chương trình chuyên ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng định hướng nghề nghiệp quốc tế.

1.1.2. Điều kiện nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển:

– Là học sinh các lớp chuyên Toán, Tin, Lý, Hóa, Văn và Ngoại ngữ của các trường THPT chuyên trong hệ thống giáo dục trung học phổ thông toàn quốc tốt nghiệp năm 2019.

– Tính đến thời điểm nhập học, đã tốt nghiệp THPT (hoặc tương đương).

– Có đủ sức khỏe để học tập theo quy định hiện hành.

– Có điểm trung bình chung học tập của ba năm lớp 10, 11, 12 từ 8,0 trở lên, trong đó có điểm trung bình chung học tập ba năm lớp 10, 11, 12 của 02 môn trong tổ hợp xét tuyển của trường (trong đó có môn Toán và một môn khác không phải là Ngoại ngữ) đạt từ 8,5 điểm trở lên; Hạnh kiểm của từng năm lớp 10, 11, 12 từ Khá trở lên;

– Có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế trong thời hạn (tính đến ngày nộp hồ sơ xét tuyển) đạt IELTS (academic) từ 6,5 trở lên, hoặc TOEFL PBT từ 550 trở lên, hoặc TOEFL iBT từ 90 trở lên, hoặc giải ba quốc gia môn Tiếng Anh trở lên;

1.1.3. Nguyên tắc xét tuyển

Phương thức xác định trúng tuyển: xác định trúng tuyển theo từng chương trình đào tạo.

Căn cứ xác định trúng tuyển vào từng chương trình đào tạo: xác định trúng tuyển căn cứ trên chỉ tiêu và điểm đánh giá hồ sơ xét tuyển. Các tiêu chí đánh giá hồ sơ xét tuyển theo quy định của nhà trường bao gồm điểm tiếng Anh theo chứng chỉ quốc tế hoặc điểm quy đổi của giải quốc gia môn tiếng Anh theo quy định cụ thể của Nhà trường, điểm trung bình chung học tập ba năm lớp 10, 11, 12 của 02 môn trong tổ hợp xét tuyển của trường (trong đó có môn Toán và một môn khác không phải là Ngoại ngữ). Trường công khai cách thức đánh giá hồ sơ xét tuyển trước thời điểm thu nộp hồ sơ xét tuyển.

1.2. Đối với ngành ngôn ngữ, chuyên ngành ngôn ngữ thương mại

1.2.1. Chương trình đào tạo áp dụng: các chương trình thuộc ngành ngôn ngữ, chuyên ngành ngôn ngữ thương mại.

1.2.2. Điều kiện nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển:

– Là học sinh các lớp chuyên ngoại ngữ của các trường THPT chuyên trong hệ thống giáo dục trung học phổ thông toàn quốc tốt nghiệp năm 2019.

– Tính đến thời điểm nhập học, đã tốt nghiệp THPT (hoặc tương đương).

– Có đủ sức khỏe để học tập theo quy định hiện hành.

– Có điểm trung bình chung học tập của từng năm lớp 10, 11, 12 từ 8,0 trở lên; Hạnh kiểm của từng năm lớp 10, 11, 12 từ Khá trở lên;

– Có chứng chỉ quốc tế cụ thể như sau:

+ Đối với chuyên ngành Tiếng Anh Thương mại: Có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế trong thời hạn (tính đến ngày nộp hồ sơ xét tuyển) đạt IELTS (academic) từ 6,5 trở lên, hoặc TOEFL PBT từ 550 trở lên, hoặc TOEFL iBT từ 90 trở lên.

+ Đối với chuyên ngành Tiếng Nhật Thương mại: có chứng chỉ tiếng Nhật trong thời hạn (tính đến ngày nộp hồ sơ xét tuyển) đạt trình độ từ N3 với mức điểm từ 130/180 điểm trở lên của kỳ thi Năng lực tiếp Nhật JLPT do Quỹ giao lưu quốc tế Nhật Bản (Japan Foundation – JF) và Hiệp hội hỗ trợ giáo dục quốc tế Nhật Bản (Japan Educational Exchanges and Services – JEES) phối hợp tổ chức.

+ Đối với chuyên ngành Tiếng Trung Thương mại: có chứng chỉ tiếng Trung trong thời hạn (tính đến ngày nộp hồ sơ xét tuyển) đạt trình độ từ HSK 4 với mức điểm 280/300 điểm trở lên do Hanban cấp.

+ Đối với chuyên ngành Tiếng Pháp Thương mại: có bằng tiếng Pháp trong thời hạn (tính đến ngày nộp hồ sơ xét tuyển) từ DELF – B2 trở lên do Đại sứ quán Pháp cấp.

1.2.3. Nguyên tắc xét tuyển:

Phương thức xác định trúng tuyển: xác định trúng tuyển theo từng chương trình đào tạo.

Căn cứ xác định trúng tuyển vào từng chương trình đào tạo: xác định trúng tuyển căn cứ trên chỉ tiêu và điểm đánh giá hồ sơ xét tuyển. Các tiêu chí đánh giá hồ sơ xét tuyển theo quy định của nhà trường bao gồm điểm ngoại ngữ theo chứng chỉ quốc tế theo quy định cụ thể của Nhà trường, điểm trung bình chung học tập ba năm lớp 10, 11, 12 của 02 môn Toán và Văn. Trường công khai cách thức đánh giá hồ sơ xét tuyển trước thời điểm thu nộp hồ sơ xét tuyển.

1.3. Thời gian xét tuyển: dự kiến thực hiện vào tháng 05/2019

Phương thức xét tuyển kết hợp chứng chỉ quốc tế và kết quả thi THPTQG

2.1. Chương trình đào tạo áp dụng phương thức xét tuyển kết hợp: áp dụng với các chương trình hệ chính quy giảng dạy bằng tiếng Anh bao gồm chương trình tiên tiến, chương trình chất lượng cao, chương trình chuyên ngành Kế toán – Kiểm toán định hướng nghề nghiệp ACCA, chương trình chuyên ngành Kinh doanh quốc tế theo mô hình tiên tiến Nhật Bản, chương trình chuyên ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng định hướng nghề nghiệp quốc tế.

2.2. Điều kiện nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển:

– Tính đến thời điểm xét tuyển, đã tốt nghiệp THPT (hoặc tương đương).

– Có đủ sức khỏe để học tập theo quy định hiện hành.

– Có điểm trung bình chung học tập của từng năm lớp 10, 11, 12 từ 7,5 trở lên; Hạnh kiểm của từng năm lớp 10, 11, 12 từ Khá trở lên;

– Có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế trong thời hạn (tính đến ngày nộp hồ sơ xét tuyển) đạt IELTS (academic) từ 6,5 trở lên, hoặc TOEFL PBT từ 550 trở lên, hoặc TOEFL iBT từ 90 trở lên, hoặc giải ba quốc gia môn Tiếng Anh trở lên và có tổng điểm 02 (hai) bài/môn thi THPTQG  năm 2019 (không bao gồm điểm ưu tiên xét tuyển) trong tổ hợp môn xét tuyển của trường (trong đó có môn Toán và một môn khác không phải là Ngoại ngữ) đạt từ điểm sàn xét tuyển theo phương thức kết hợp giữa chứng chỉ quốc tế và kết quả thi THPTQG theo Thông báo tuyển sinh năm 2019 của Trường ĐHNT (dự kiến thông báo sau kỳ thi THPT quốc gia) trở lên.

2.3. Nguyên tắc xét tuyển

Phương thức xác định trúng tuyển: Thí sinh đủ điều kiện theo mục 2.2 được trúng tuyển vào chương trình đại học chính quy giảng dạy bằng tiếng Anh. Việc xác định trúng tuyển vào chương trình đào tạo cụ thể sẽ thực hiện theo mục b dưới đây.

Căn cứ xác định trúng tuyển vào từng chương trình đào tạo: xác định trúng tuyển căn cứ trên các tiêu chí đánh giá hồ sơ xét tuyển theo quy định của nhà trường bao gồm điểm tiếng Anh theo chứng chỉ quốc tế hoặc điểm quy đổi của giải quốc gia môn tiếng Anh theo quy định cụ thể của Nhà trường, tổng điểm 02 (hai) bài/môn thi THPTQG năm 2019 trong các tổ hợp môn xét tuyển của trường (trong đó có môn Toán và một môn khác không phải là Ngoại ngữ) và ưu tiên xét tuyển theo quy định của Trường. Trong trường hợp tại ngưỡng điểm đánh giá hồ sơ xác định trúng tuyển của từng chương trình đào tạo, số thí sinh nhiều hơn số chỉ tiêu xét tuyển còn lại, nhà trường sử dụng tiêu chí phụ là điểm trung bình chung học tập của từng năm lớp 10, 11, 12. Trường công khai cách thức đánh giá hồ sơ xét tuyển trước thời điểm thu nộp hồ sơ xét tuyển.

2.4. Thời gian xét tuyển: dự kiến vào tháng 07/2019 (thực hiện trong vòng 3 tuần kể từ khi có kết quả thi THPTQG năm 2019)

 III. Phương thức xét tuyển theo kết quả kỳ thi THPT quốc gia năm 2019

 3.1. Chương trình đào tạo áp dụng phương thức xét tuyển theo kết quả kỳ thi THPT quốc gia: áp dụng với các chương trình tiêu chuẩn hệ chính quy, bậc đại học của Trường Đại học Ngoại thương.

 3.2. Điều kiện nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển

 – Tính đến thời điểm xét tuyển, đã tốt nghiệp THPT (hoặc tương đương).

 – Có đủ sức khỏe để học tập theo quy định hiện hành.

 – Tham dự kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 do Bộ Giáo dục và đào tạo tổ chức, có tổng điểm ba môn thi theo tổ hợp môn xét tuyển (bao gồm điểm ưu tiên theo khu vực, đối tượng và ưu tiên xét tuyển) đạt từ mức điểm nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển theo thông báo của Nhà trường sau khi có kết quả của kỳ thi, không có môn thi nào trong tổ hợp xét tuyển có kết quả từ 1,0 (một) điểm trở xuống.

 – Có điểm trung bình chung học tập của từng năm lớp 10, 11, 12 từ 6,5 trở lên; Hạnh kiểm của từng năm lớp 10, 11, 12 từ Khá trở lên (Nhà trường sẽ kiểm tra học bạ khi thí sinh nhập học, nếu thí sinh không đảm bảo điều kiện như quy định sẽ bị loại ra khỏi danh sách trúng tuyển).

 3.3. Nguyên tắc xét tuyển

 3.3.1. Phương thức xác định điểm trúng tuyển: xác định điểm trúng tuyển theo theo nhóm ngành đăng ký và tổ hợp môn xét tuyển. Thí sinh đăng ký ngành/chuyên ngành sau khi trúng tuyển theo nhóm ngành đăng ký và tổ hợp môn xét tuyển.

 3.3.2. Cách tính điểm xét tuyển:

 + Đối với các mã xét tuyển NTH01, NTH02, NTH03, NTH08, NTS01, NTS02: các môn nhân hệ số 1.

 Công thức tính:                                  

Điểm xét tuyển = (Điểm môn 1 + Điểm môn 2 + Điểm môn 3) + Điểm ưu tiên theo khu vực, đối tượng (nếu có) ) + Điểm ưu tiên xét tuyển (nếu có)

 + Đối với mã xét tuyển NTH04, NTH05, NTH06, NTH07: Điểm môn Ngoại ngữ nhân hệ số 2.

Điểm xét tuyển = (Điểm môn 1 + Điểm môn 2 + Điểm môn ngoại ngữ*2) + (Điểm ưu tiên theo khu vực, đối tượng (nếu có) +  Điểm ưu tiên xét tuyển (nếu có))*4/3

3.3.3. Căn cứ xác định điểm trúng tuyển gồm:

 + Nguyện vọng đăng ký của thí sinh.

 + Chỉ tiêu tuyển sinh đã xác định theo chỉ tiêu quy định tại Phần V dưới đây sau khi đã trừ đi số thí sinh được tuyển thẳng (kể cả số học sinh các trường dự bị đại học được phân về trường). Trong trường hợp nhà trường không tuyển hết chỉ tiêu theo phương thức xét tuyển kết hợp tại Phần I và II trên đây, chỉ tiêu còn dư được chuyển sang chương trình tiêu chuẩn tương ứng với ngành/chuyên ngành của chương trình tiên tiến, chương trình chất lượng cao và chương trình định hướng nghề nghiệp khi thực hiện xét tuyển theo kết quả thi THPTQG năm 2019.

 + Điểm xét tuyển của thí sinh (gồm tổng điểm thi các môn và điểm ưu tiên).

3.3.4. Chênh lệch điểm giữa các tổ hợp môn xét tuyển dự kiến:

+ Tổ hợp môn xét tuyển A01, D01, D03, D04, D06, D07 thấp hơn tổ hợp môn xét tuyển A00 là 0,5 điểm/thang 30 điểm.

+ Tổ hợp môn xét tuyển D02 thấp hơn tổ hợp môn xét tuyển A00 là 2 điểm/thang 30 điểm.

+ Đối với ngành Ngôn ngữ Pháp: tổ hợp môn xét tuyển D03 thấp hơn tổ hợp môn xét tuyển D01 là 2 điểm/ thang 40 điểm.

+ Đối với ngành Ngôn ngữ Trung: tổ hợp môn xét tuyển D04 thấp hơn tổ hợp môn xét tuyển D01 là 2 điểm/ thang 40 điểm.

+ Đối với ngành Ngôn ngữ Nhật: tổ hợp môn xét tuyển D06 thấp hơn tổ hợp môn xét tuyển D01 là 2 điểm/40 điểm.

+ Riêng với mã xét tuyển NTH08 (học tại Cơ sở Quảng Ninh): không có chênh lệch điểm giữa các tổ hợp môn xét tuyển.

3.3.5. Tiêu chí phụ xét tuyển:

 Trong trường hợp tại ngưỡng điểm trúng tuyển của từng Nhóm ngành (từng Mã xét tuyển), số thí sinh bằng ngưỡng điểm trúng tuyển nhiều hơn số chỉ tiêu xét tuyển còn lại của từng Nhóm ngành (từng Mã xét tuyển) tại ngưỡng điểm trúng tuyển (số chỉ tiêu xét tuyển còn lại bằng chỉ tiêu xét tuyển trừ số thí sinh có số điểm cao hơn ngưỡng điểm xét tuyển) thì Nhà trường sẽ sử dụng tiêu chí phụ lần lượt là điểm xét tuyển chưa làm tròn, điểm thi môn Toán, thứ tự đăng ký nguyện vọng để xét tuyển đối với các thí sinh tại ngưỡng điểm trúng tuyển.

3.4. Mức điểm ưu tiên theo đối tượng và khu vực: theo quy định của Bộ GD&ĐT.

3.5. Tuyển sinh chương trình tiên tiến, chương trình chất lượng cao, chương trình định hướng nghề nghiệp: thí sinh sau khi trúng tuyển theo phương thức xét tuyển theo kết quả kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 có nguyện vọng tham gia các chương trình tiên tiến, chương trình chất lượng cao, chương trình định hướng nghề nghiệp sẽ đăng ký xét tuyển theo thông báo tuyển sinh các chương trình của nhà trường.

3.6. Thời gian xét tuyển: dự kiến vào tháng 08/2019 (theo Kế hoạch tuyển sinh toàn quốc do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành).

Phương thức xét tuyển thẳng

Theo quy định về xét tuyển thẳng của Trường Đại học Ngoại thương.

Ngành, chuyên ngành đào tạo, mã xét tuyển, tổ hợp môn xét tuyển, chỉ tiêu

Theo thông tin tuyển sinh trong năm 2019 được biết, Trong trường hợp nhà trường không tuyển hết chỉ tiêu dành cho các chương trình tiến theo phương thức xét tuyển kết hợp, chỉ tiêu còn lại được chuyển sang chương trình tiêu chuẩn tương ứng với ngành/chuyên ngành của chương trình tiên tiến, chương trình chất lượng cao và chương trình định hướng nghề nghiệp khi thực hiện xét tuyển theo kết quả thi THPTQG năm 2019.

Riêng đối với chuyên ngành Logistics và quản lý chuối cung ứng định hướng nghề nghiệp quốc tế tại Cơ sở 2, trong trường hợp không tuyển sinh hết chỉ tiêu theo phương thức xét tuyển kết hợp, chỉ tiêu xét tuyển được chuyển sang phương thức xét tuyển theo kết quả thi THPT quốc gia của Cơ sở 2 (chi tiết phân bổ theo thông báo tuyển sinh của Trường).

Nguồn: thptquocgia.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *