Mùa tuyển sinh năm 2021 bắt đầu nhiều trường Đại học đã công bố phương án tuyển sinh trong đó có những cách thức tuyển sinh khá mới lạ cũng có những trường Đại học vẫn ưu tiên phương án xét điểm thi của kỳ thi THPT quốc gia năm 2021.
- Đại học Điện lực thông báo tuyển sinh năm 2021
- Hơn 5.300 thí sinh trúng tuyển Đại học quân đội năm 2020
- ĐH Ngoại thương – ĐH Ngân hàng công bố phương án tuyển sinh 2021
Học sinh tham gia phỏng vấn tuyển sinh năm 2020 vào Đại học Bách Khoa Hà Nội
Những điểm mới trong công tác tuyển sinh năm 2021
Cụ thể cùng ban biên tập cập nhật thông tin tuyển sinh mới năm 2021, theo đó bên cạnh các phương thức tuyển sinh quen thuộc như xét học bạ, xét điểm thi THPT Quốc gia, năm nay, teen 2K3 có thêm cơ hội trúng tuyển với những phương thức mới. Theo đề án tuyển sinh năm 2021 được trường Đại học Kinh tế – Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM) công bố, trường có kế hoạch tuyển thẳng học sinh giỏi nhất tại các trường THPT.
Cụ thể, 01 bạn học sinh giỏi nhất đến từ các trường theo quy định của Đại học Quốc gia TP.HCM sẽ nằm trong diện tuyển thẳng. Phương thức này chỉ chiếm không quá 5% chỉ tiêu mỗi ngành, nhưng cũng đủ giúp nhiều bạn thở phào khi giảm bớt tỷ lệ cạnh tranh ở các phương thức khác.
Một hình thức tuyển sinh khác được hội teen bàn tán xôn xao là phỏng vấn trực tiếp của Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP.HCM). Mới đây, trưởng phòng đào tạo của trường đã chia sẻ rằng đây sẽ là 1 trong 5 phương án tuyển sinh mà Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP.HCM) đề ra trong năm 2021.
Trước đó, Đại học Bách Khoa Hà Nội cũng từng triển khai phương thức này. Các bạn học sinh có thể chọn nguyện vọng, chọn ngành hay chương trình đào tạo theo mong muốn, sau đó tham gia phỏng vấn trực tiếp tại trường phỏng vấn trực tiếp tại trường.
Phương thức tuyển thẳng thí sinh giỏi nhất trường THPT của ĐH Kinh tế – Luật.
Mô hình trường đa ngành đã thu hút sự chú ý của các em học sinh lớp 12 khi được nhiều trường Đại học hưởng ứng như: Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Y Hà Nội, Đại học Thương mại… Các trường dự kiến sẽ thay thế đơn vị bộ môn, khối ngành thành các trường Đại học trực thuộc. Chẳng hạn như với Đại học Y Hà Nội, trường có thể mở Đại học Răng – Hàm – Mặt, Đại học Y tế công cộng. Hướng tới mục tiêu “đa ngành” này, trường Đại học Giao thông vận tải còn áp dụng mô hình trường học điện tử.
Bên cạnh đó, 7 trường Đại học trong lĩnh vực kỹ thuật năm nay cũng đã ký kết hợp tác toàn diện để triển khai chương trình đào tạo kỹ sư (Đại học Bách Khoa Đà Nẵng; Đại học Xây dựng; Đại học Bách khoa Hà Nội; Đại học Bách khoa TP.HCM; Đại học Giao thông Vận tải; Đại học Thủy Lợi; Đại học Mỏ – Địa chất). Với chương trình này, bắt đầu từ năm sau các thí sinh có thể nhận được bằng cử nhân – kỹ sư với thời gian đào tạo từ 5 năm đến 5,5 năm. Đây cũng là một điểm đáng chú ý khi các em yêu nhóm trường Đại học kỹ thuật lựa chọn!
Trường Cao đẳng Y dược Pasteur tổng hợp.