Kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2020 địa phương tổ chức coi thi chấm thi, tuy nhiên về cơ bản Bộ GD&ĐT vẫn là cơ quan chịu trách nhiệm giám sát và tổ chức ra đề chung. Tuy nhiên trong giai đoạn mới này nhiều chuyên gia kiến nghị giao toàn bộ kỳ thi lại cho địa phương.
- Tuyển sinh èo uột hậu quả của việc ồ ạt lên ĐH
- Kế hoạch thi THPT quốc gia năm 2021 như thế nào
- Thí sinh 60 tuổi trúng tuyển vào ĐHQG TPHCM
Học sinh tham gia kỳ thi tốt nghiệp năm 2020
Kiến nghị giao toàn bộ kỳ thi tốt nghiệp cho địa phương
Nhiều chuyên gia giáo dục nêu ý kiến tại Hội nghị trực tuyến giáo dục toàn quốc năm 2020 về số phận của kỳ thi tốt nghiệp các năm sắp tới trong đó có đề xuất giao kỳ thi về địa phương và phương án tuyển sinh Đại học Cao đẳng để các trường tự chủ.
Chia sẻ tại hội nghị trực tuyến ngành giáo dục, nguyên bộ trưởng Nguyễn Minh Hiển cho rằng khi đã đứng ra ngoài vị trí ghế nóng ở ngành giáo dục, ông cũng có những suy nghĩ về công việc mình đã làm và nhìn nhận khách quan về các vấn đề giáo dục hiện nay.
“Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 đã tổ chức ổn định trong bối cảnh khó khăn. Đã ổn rồi thì không nên điều chỉnh nữa mà cần tính toán kỹ cho giai đoạn mới. Cụ thể nên giao toàn bộ thi tốt nghiệp THPT cho địa phương tổ chức. Việc tuyển sinh đại học, cao đẳng để các trường tự chủ. Phương án đổi mới đó phải tính toán kỹ và công bố rõ ràng, ví dụ là 2 năm nữa sẽ thực hiện, thực hiện như thế nào để các nhà trường, học sinh biết có sự chuẩn bị” – ông Nguyễn Minh Hiển đề xuất.
Về cơ bản kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia năm 2020 vừa qua, trách nhiệm quản lý chung và ra đề vẫn thuộc về Bộ. Các sở GD&ĐT thực hiện công tác coi thi và tổ chức chấm thi tốt nghiệp. Kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2020 cũng là năm cuối trong 6 năm đổi mới kỳ thi THPT (2015-2020)
Kỳ thi tốt nghiệp năm 2020 là năm cuối của giai đoạn cải cách giáo dục 6 năm
Bộ GD&ĐT đánh giá việc đổi mới kỳ thi THPT quốc gia và tốt nghiệp THPT đã khắc phục rõ rệt tình trạng học tủ, học lệch, luyện thi tràn lan diễn ra trong nhiều năm, thực hiện đúng phương châm “học gì thi nấy”.
Công tác tổ chức thi gọn nhẹ hơn, thí sinh không phải lên các thành phố lớn dự thi nhiều đợt, thay vào đó chỉ phải dự thi một lần, ngay tại địa phương, giúp giảm áp lực, giảm tốn kém cho gia đình, học sinh và xã hội.
Từ kết quả này, kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2021-2025 được xác định cơ bản sẽ được giữ ổn định như năm 2020. Bộ GD&ĐT tập trung nghiên cứu ứng dụng công nghệ và chú trọng xây dựng, phát triển ngân hàng câu hỏi thi đảm bảo chất lượng, phong phú, phù hợp với lộ trình đổi mới giáo dục phổ thông. Cùng đó, bộ xác định phương thức tuyển sinh đại học, cao đẳng sư phạm giai đoạn 2021-2025 cũng cơ bản giữ ổn định như năm 2020, trong đó tăng cường tính tự chủ, tự trách nhiệm của các cơ sở giáo dục đại học.
Về việc nhiều ý kiến giao toàn bộ kỳ thi tốt nghiệp lại cho địa phương, đại diện Chính phủ – Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng : ” Nói về vấn đề thi tốt nghiệp, kì thi năm 2020 là kết quả của hành trình đổi mới thi trong 6 năm qua, trong đó có những điều chỉnh linh hoạt để khắc phục khó khăn do dịch COVID-19. Việc đổi mới tiếp theo như thế nào là một chuyên đề sâu cần nghiên cứu, bàn bạc kỹ.
“Nhiều người cứ nói sao không giao kỳ thi về cho các địa phương, sao cứ vật vã, khổ sở về đổi mới thi cử. Tôi nói thẳng, chưa thể giao về cho các địa phương, bởi thi chặt như thế còn ăn gian, còn xin điểm, còn đủ thứ”, Phó thủ tướng nói.
Trước đó đại diện Bộ GD&ĐT cũng cho biết việc áp dụng công nghệ trong đó có việc tổ chức thi tốt nghiệp trên máy tính sẽ tiến hành thí điểm ở những nơi có đủ điều kiện…
Trường Cao đẳng Y dược Pasteur tổng hợp