Trang chủ / Thông tin tuyển sinh / Thông tin tuyển sinh Học viện Biên Phòng năm 2019

Thông tin tuyển sinh Học viện Biên Phòng năm 2019

Học viện Biên Phòng tuyển sinh năm 2019 với 232 chỉ tiêu, trong đó sẽ tuyển 8 chỉ tiêu cho thí sinh có hộ khẩu thường trú QK4 (Quảng Trị và Thừa Thiên Huế).

Thông tin tuyển sinh Học viện Biên Phòng năm 2019

Học viện Biên phòng được thành lập ngày 20/5/1963 đóng tại Phường Sơn Lộc, Thị xã Sơn Tây, Thành phố Hà Nội, trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Quân đội Nhân dân Việt Nam là một trường đại học quân sự đào tạo sĩ quan và nhân viên các chuyên ngành Biên phòng, Việt Nam.

Trải qua hơn 50 năm xây dựng và trưởng thành, Học viện Biên phòng đã không ngừng hoàn thiện, phát triển đi lên. Thực hiện chức năng, nhiệm vụ do Bộ Quốc phòng và Bộ Tư lệnh BĐBP giao phó là đào tạo bồi dưỡng cán bộ Biên phòng cấp phân đội và cấp chiến thuật – chiến dịch có trình độ bậc Cao đẳng, Đại học và bậc Sau đại học. Cung cấp nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa đất nước, đào tạo nghiên cứu khoa học chuyên ngành, phục vụ yêu cầu, nhiệm vụ công tác và chiến đấu của Bộ đội Biên phòng.

Chỉ tiêu tuyển sinh Học viện Biên Phòng năm 2019

– Phương thức tuyển sinh: Xét tuyển trên cơ sở kết quả của Kỳ thi THPT quốc gia. Thí sinh đăng ký và dự Kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 theo quy định của Bộ GD & ĐT;

– Thí sinh đăng ký xét tuyển vào hệ đại học quân sự phải qua sơ tuyển, có đủ tiêu chuẩn quy định của Bộ Quốc phòng (thanh niên ngoài Quân đội sơ tuyển tại Ban TSQS cấp quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; quân nhân tại ngũ sơ tuyển tại Ban TSQS cấp trung đoàn và tương đương);

– Vùng tuyển sinh: Tuyển thí sinh nam trong cả nước (63 tỉnh, TP);

– Trong xét tuyển đợt 1, học viện chỉ xét tuyển đối với các thí sinh đăng ký nguyện vọng 1 (nguyện vọng cao nhất) vào trường;

– Điểm trúng tuyển: Theo chỉ tiêu của tổ hợp xét tuyển và theo khu vực: Phía phía Bắc từ tỉnh Quảng Bình trở ra; phía Nam từ tỉnh Quảng Trị trở vào, xác định đến từng quân khu;

 – Trường hợp xét tuyển đến một mức điểm nhất định vẫn còn chỉ tiêu, nhưng số thí sinh cùng bằng điểm cao hơn số lượng chỉ tiêu còn lại, thực hiện xét tuyển theo các tiêu chí phụ, như sau:

1) Tiêu chí 1: Thí sinh xét tuyển theo tổ hợp môn Văn, Sử, Địa có điểm thi môn Văn cao hơn sẽ trúng tuyển; Thí sinh xét tuyển theo tổ hợp môn Toán, Lý, tiếng Anh có điểm thi môn Toán cao hơn sẽ trúng tuyển.

2) Tiêu chí 2: Sau khi xét tiêu chí 1, trường vẫn còn chỉ tiêu, nhưng có nhiều thí sinh cùng bằng điểm, cùng có tiêu chí 1 như nhau, thì xét đến tiêu chí 2, như sau: Thí sinh xét tuyển theo tổ hợp môn Văn, Sử, Địa có điểm thi môn Sử cao hơn sẽ trúng tuyển; Thí sinh xét tuyển theo tổ hợp môn Toán, Lý, tiếng Anh có điểm thi môn Lý cao hơn sẽ trúng tuyển.

3) Tiêu chí 3: Sau khi xét tiêu chí 2, trường vẫn còn chỉ tiêu, nhưng có nhiều thí sinh cùng bằng điểm, cùng có tiêu chí 1 và tiêu chí 2 như nhau thì xét đến tiêu chí 3, như sau: Thí sinh xét tuyển theo tổ hợp môn Văn, Sử, Địa có điểm thi môn Địa cao hơn sẽ trúng tuyển; Thí sinh xét tuyển theo tổ hợp môn Toán, Lý, tiếng Anh có điểm thi môn tiếng Anh cao hơn sẽ trúng tuyển.

Khi xét đến tiêu chí 3 vẫn chưa đủ chỉ tiêu, Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh trường báo cáo Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng xem xét, quyết định.

– Chỉ tiêu tuyển thẳng học sinh giỏi, ưu tiên xét tuyển không qúa 05% và chỉ tiêu tuyển thẳng thí sinh diện 30a không quá 03% tổng chỉ tiêu của từng miền hoặc từng quân khu. Khi có hướng dẫn về tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển của Ban TSQSBQP, học viện sẽ công bố chỉ tiêu và các tiêu chí tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển; chỉ tiêu tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển sẽ trừ vào chỉ tiêu tuyển sinh;

– Tuyển 02 chỉ tiêu đi đào tạo ở nước ngoài.

Nguồn: thptquocgia.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *