Trang chủ / Thông tin tuyển sinh / Tự chủ ĐH – Tăng học phí đi kèm với chất lượng

Tự chủ ĐH – Tăng học phí đi kèm với chất lượng

Một trong những vấn đề được nhiều phụ huynh học sinh cũng như xã hội quan tâm đó là tự chủ đại học là việc học phí sẽ tăng như thế nào và việc giám sát xã hội trong vấn đề này như thế nào.

Đại học Quốc gia TPHCM . Ảnh minh họa

Tự chủ ĐH – Tăng học phí đi kèm với chất lượng

Tính đến 31/5/2020, cả nước đã có 139 cơ sở giáo dục đại học và 8 trường cao đẳng sư phạm đạt tiêu chuẩn kiểm định theo bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục đại học của Việt Nam. Một trong những vấn đề được bàn tán khá nhiều đó là việc tăng tự chủ thì sẽ đi kèm với việc tăng học phí, tự chủ đào tạo, tự chủ về tuyển sinh. Tuy nhiên làm sao để giám sát cũng như chất lượng đào tạo đầu ra là một vấn đề trong giáo dục Đại học hiện nay và trong thời gian sắp tới.

Thực tế trong mấy năm vừa qua, khi các trường Đại học, Cao đẳng bắt đầu thí điểm tự chủ theo Nghị quyết 77, học phí của những trường này tăng, nhưng đều nằm trong giới hạn trần học phí mà Nghị định 86 của Nhà nước cho phép. Đồng thời, hầu như các trường đều có lộ trình tăng từng bước và chỉ tăng với những sinh viên khóa mới.

Ngoài ra, mức học phí của các trường cũng đều được xác định trên cơ sở đánh giá khả năng đáp ứng của gia đình và bản thân sinh viên. Bên cạnh đó, mỗi trường đều có những quỹ học bổng, cũng như chính sách hỗ trợ học phí cho những sinh viên khó khăn; hoặc giúp đỡ để sinh viên được quyền sử dụng tín dụng sinh viên. Đây chính là chính sách để bảo đảm sự tiếp cận giáo dục đại học của tất cả mọi người. Ông Nguyễn Hữu Định – Trung tâm Khảo thí Chất lượng giáo dục – Trường Cao đẳng Y dược Pasteur cho hay.

Trước đây, mức học phí được xác định trên cơ sở nhà nước tài trợ phần chi sự nghiệp và chi thường xuyên, cũng như chi đầu tư cơ sở vật chất cho các trường. Khi bắt đầu tự chủ, các trường Đại học Cao đẳng phải tự bảo đảm phần kinh phí của mình, vì vậy những chi phí này sẽ từng bước được tính vào học phí; nên mức học phí so với trước khi tự chủ sẽ có sự gia tăng nhất định.

Một lý do khác trong gia tăng học phí là các trường gia tăng đầu tư cho nâng cao chất lượng đào tạo, cơ sở vật chất và chất lượng phục vụ cho người học. Qua khảo sát tại các trường Dại học Cao đẳng, sau khi được tự chủ, các trường đã có chuyển biến mạnh mẽ về kiểm định chương trình đào tạo; đầu tư nâng cao chuẩn đầu ra ngoại ngữ, tin học, cũng như trang bị nhiều hơn các kỹ năng mềm cho người học. Nhiều trường đã đưa vào sử dụng các tòa nhà mới với trang thiết bị hiện đại, tiệm cận với chuẩn quốc tế; từ đó tạo môi trường học tập tốt hơn so với trước khi tự chủ.

Sinh viên Đại học Y Hà Nội. Ảnh minh họa.

Đồng thời việc tự chủ tăng học phí nâng cao chất lượng cần có sự giám sát sau này. Trong đó cần quy rõ trách nhiệm và giải trình đảm bảo giám sát chất lượng sau tự chủ ĐH. Trả lời câu hỏi của nhiều chuyên gia băn khoăn là  làm sao giám sát được việc thực hiện cam kết của trường đại học tự chủ. Ngay trong các quy định về tự chủ luôn có các quy định rất cụ thể về trách nhiệm giải trình của các trường đại học cao đẳng. Theo đó các trường Đại học Cao đẳng phải công khai và cam kết chất lượng đào tạo, chuẩn đầu ra; mức thu học phí; điều kiện cơ sở vật chất…

Theo TS Trần Đình Lý – Phó hiệu trưởng Trường Đại học Nông Lâm TPHCM trong quá trình tự chủ, nếu người đứng đầu có tâm, có tầm, có uy tín, vì lợi ích chung thì sẽ rất thuận lợi cho sự phát triển. Chúng ta dễ thấy tính chất đặc thù của hệ thống giáo dục đại học, cơ chế đó chính là đổi mới quản lý nhà nước và sự tham gia giám sát của xã hội, gắn với chế định rõ trách nhiệm giải trình của các trường. Khi đó trách nhiệm giải trình là một vấn đề mang tính pháp lý quan trọng để kiểm soát thực thi quyền lực và giám sát hoạt động của nhà trường.

“Tự chủ đại học gắn với Hội đồng trường như là sự đương nhiên, mặc dù Hội đồng trường đã được chế định trong Luật giáo dục Đại học, nhưng trên thực tế có rất ít trường đại học có Hội đồng trường đúng nghĩa. Đặc biệt, uy tín, tầm ảnh hưởng của người đứng đầu cũng như các thành viên sẽ tác động rất lớn đến vai trò của Hội đồng trường.

Hiện nay, ở nhiều cơ sở theo đuổi cơ chế tự chủ đã và đang bộc lộ những bất cập, hiệu lực và hiệu quả chưa cao. Có nơi có thực quyền nhưng thực sự không có thực lực. Chính điều đó đã làm giảm nhịp độ phát triển của đơn vị, cũng như chưa thuyết phục hệ thống chính quyền, xã hội một cách toàn diện”- TS Trần Đình Lý đánh giá.

Trước đó theo báo cáo tổng kết 6 năm cải cách giáo dục giai đoạn 1 bậc trung học phổ thông. Bộ GD&ĐT cho rằng sắp tới sẽ đẩy mạnh nâng cao hơn nữa tính tự chủ của các trường Đại học để bắt kịp với các nước trên thế giới và trong khu vực.

THPTQUOCGIA.COM Tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *