Với cách thức thi cũng như nội dung thi như các năm gần đây, ngay từ bây giờ các em học sinh lớp 12 hãy thực hiện ôn tập với 3 giai đoạn để chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia năm 2021 cũng như xét tuyển Đại học Cao đẳng.
- Tự chủ ĐH – Tăng học phí đi kèm với chất lượng
- Kiến nghị giao toàn bộ kỳ thi tốt nghiệp cho địa phương
- Tuyển sinh èo uột hậu quả của việc ồ ạt lên ĐH
- Học sinh tại một trường THPT ở Thành phố Hồ Chí Minh.
3 giai đoạn chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia 2021
Cụ thể tuy chỉ với vào đầu năm học được hơn 2 tháng tuy nhiên nhiều trường trung học phổ thông cũng đã định hướng cho các em học sinh lớp 12 vừa học vừa ôn tập trong đó nhiều thường đã thực hiện 3 giai đoạn để chuẩn bị tốt cho kỳ thi năm nay. Trong đó cụ thể: giai đoạn Ôn luyện toàn diện (từ tháng 7/2020), Luyện mọi dạng bài (từ tháng 12/2020) và Tổng ôn chọn lọc (từ tháng 4/2021).
Ở giai đoạn Ôn luyện toàn diện, giáo viên sẽ hệ thống lại toàn bộ kiến thức và dạng bài, kết hợp giữa tổng kết kiến thức và hệ thống phương pháp làm bài theo từng chuyên đề, học đến đâu chắc đến đó.
Bước sang giai đoạn Luyện mọi dạng bài, các bạn sẽ được trang bị phương pháp, kỹ năng nhận diện cũng như giải quyết dạng bài có thể xuất hiện trong đề thi. Ở giai đoạn này, học sinh có thể chọn mục tiêu và xây dựng lộ trình ôn tập, luyện đề bám sát đề thi tuyển sinh của các trường đại học.
Cuối cùng, ở giai đoạn Tổng ôn chọn lọc theo mục tiêu cá nhân, giáo viên sẽ hướng dẫn các bạn học sinh khoanh vùng kiến thức trọng tâm để luyện tập, đồng thời nắm các thủ thuật, kỹ năng giải bài nhanh, chính xác để rút ngắn thời gian làm bài thi và đạt tối đa điểm số theo năng lực cá nhân.
- Học sinh làm quen với hình thức thi trắc nghiệm trên điện thoại.
Trước đó, Bộ GD&ĐT cũng đã đưa ra phương án cho kỳ thi tốt nghiệp tuyển sinh Đại học năm 2021, trong đó kỳ thi năm nay về cơ bản sẽ vẫn giữ nguyên như năm 2020. Ngoài ra Bộ cũng sẽ thí điểm ở những nơi có đủ điều kiện thuận lợi để đưa công nghệ vào thi cử trong đó thi trên máy tính là một giải pháp.
Việc thi tốt nghiệp trên máy tính sẽ được Bộ GD&ĐT nghiên cứu kỹ lưỡng. Tuy nhiên đối với học sinh cần chuẩn bị những gì để thi trên máy tính cũng là một câu hỏi mà nhiều em học sinh băn khoăn. Đối với các em học sinh tại các khu vực đô thi nơi có thể tiếp cận với hình thức thi này một cách dễ dàng từ rất nhiều năm nay thì thí sinh cũng chuẩn bị cho mình một tâm lý sẵn.
Nguyễn Linh Anh – học sinh tại một trường trung học phổ thông tại Hà Nội chia sẻ :“Giờ có nhiều môn học bọn em đã sử dụng điện thoại để tra cứu thông tin, và mạng xã hội để kết nối với giáo viên, bạn bè. Khi giao bài tập cho tụi làm, giáo viên cũng yêu cầu học sinh tự tìm kiếm, tra cứu thêm thông tin trên mạng nên theo em việc thay đổi hình thức thi sẽ không làm khó thí sinh nhiều”
Tuy nhiên việc thi tốt nghiệp bằng máy tính cũng có cái thuận lợi cái không thuận lợi mà các em cần phải chuẩn bị tâm lý sẵn sàng. Thi bằng máy tính có nhiều bất lợi cho thí sinh, đầu tiên là đọc đề. Theo nhiều học sinh chia sẻ, được biết thì đọc chữ trên máy tính chậm hơn trên giấy rất nhiều, thí sinh cũng dễ bị ‘hoa mắt’ và nhầm lẫn hơn. Bên cạnh đó, việc đáp ứng đủ lượng máy tính cần thiết đã khó, bảo vệ mạng không bị sập nguồn còn khó hơn.. cộng thêm vào đó là các kỹ năng xử lý khi máy tính gặp vấn đề.
Trường Cao đẳng Y dược Pasteur tổng hợp.