Nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng trước tình hình dịch bệnh không có điểm dừng Bộ GD&ĐT cũng cần sớm cân nhắc sớm có phương án cuối cùng cho kỳ thi THPT quốc gia năm nay.
- Trường ĐH tuyển sinh thế nào nếu không thi THPT quốc gia
- Băn khoăn thi hay xét TN THPT quốc gia 2020
- Các trường lên phương án đưa ra nhiều kịch bản tuyển sinh 2020
Học sinh lớp 12 tại một trường THPT ở TPHCM
Cần sớm có phương án cuối cùng cho Kỳ thi THPT quốc gia năm nay
Những ngày này nhiều chuyên gia giáo dục bày tỏ quan điểm về kỳ thi THPT quốc gia trước sự ảnh hưởng của dịch bệnh kéo dài. Trong đó có 2 luồng quan điểm, đối với những người đứng đầu các Sở, Bộ thì cho rằng vẫn nên tổ chức kỳ thi THPT quốc gia. Nhiều báo cáo của Sở cho rằng việc Bộ ấn định thời gian quay trở lại trường là đã cân nhắc tình hình chung của các Sở và dựa trên chương trình tinh giản.
Theo đó, chỉ cần quay trở lại trường vào ngày 15.06 trở đi là học sinh và các thầy cô đủ điều kiện hoàn thành chương trình học kỳ II và kết thúc năm học vào ngày 15.7 như dự kiến. Tuy nhiên trong trường hợp dịch bệnh bất khả kháng học sinh không thể đến trường vào ngày 15.06 thì các chuyên gia này cũng cho rằng không đủ thời gian để kết thúc và nên tổ chức bỏ kỳ thi để đảm bảo sức khỏe cho học sinh.
Luồng ý kiến thứ 2 đó là nên cân nhắc để bỏ kỳ thi THPT quốc gia giao cho các địa phương tự xét TN, các trường Đại học Cao đẳng sẽ tự chủ trong công tác tuyển sinh để độc lập. Cũng theo TS. Lê Viết Khuyến cho rằng không biết khi nào dịch bệnh chấm dứt để học sinh có thể quay trở lại trường. Lúc này cần có các phương án dự trù được đưa ra trong tình huống xấu nhất. Trước mắt, Bộ phải chuẩn bị nhiều phương án, sau đó tùy vào tình hình thực tế để quyết định phương án cụ thể.
Thí sinh thi THPT quốc gia năm 2019
Còn theo GS. Đào Trọng Thi – nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng. Luật Giáo dục quy định vẫn phải thi để được cấp bằng tốt nghiệp THPT. Tuy nhiên, tổ chức thi như thế nào, có tổ chức thi cấp quốc gia hay cấp tỉnh, hay cấp trường thì do Chính phủ quyết định, trên cơ sở đề xuất, báo cáo của Bộ GD-ĐT, chứ Luật Giáo dục không nói đây là kỳ thi cấp quốc gia. Nếu không thi ở cấp quốc gia mà giao cho các trường tổ chức thi và xét tốt nghiệp THPT, Bộ GD-ĐT cần xây dựng đề án, trình Chính phủ phê duyệt và báo cáo Quốc hội trước khi thực hiện.
Đứng trên phương diện một trường Cao đẳng sử dụng điểm thi THPT quốc gia để xét tuyển vào chương trình đào tạo. TS Lương Tâm Uyên – Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y dược Pasteur cho rằng, kỳ thi THPT quốc gia năm 2020 nên tổ chức để tránh xáo trộn cho học sinh nhất là thời điểm nhạy cảm này. Nếu công bố không thi THPT quốc gia thì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng học toàn học sinh lớp 12 cũng như giáo viên không có động lực dạy học sinh không học, học đối phó. Chưa tính sẽ gây khó cho các trường Đại học Cao đẳng có sử dụng kết quả này để xét vào chương trình đào tạo của họ. Bà Uyên cho biết không phải trường nào cũng có đủ năng lực, cơ sở vật chất, nhân lực để tuyển sinh riêng.
Trên thế giới hiện nay, nhiều nước như Anh, Pháp cũng đã phải hủy kỳ thi quốc gia tương tự như kỳ thi của nước ta do ảnh hưởng của dịch viêm đường hô hấp cấp Covid 19. Ban biên tập sẽ tiếp tục cập nhật các thông tin tuyển sinh cũng như thông tin về kỳ thi THPT quốc gia để các em được nắm rõ.
Tổng hợp thông tin tuyển sinh.