Trường Đại học Quy Nhơn công bố chỉ tiêu tuyển sinh năm 2019 với 4.600 chỉ tiêu xét tuyển theo 3 hình thức và dự kiến sẽ đào tạo thêm 2 ngành mới trong năm 2019.
- ĐH Nội vụ Hà Nội phân hiệu tại TPHCM tuyển sinh năm 2019
- ĐH Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội công bố chỉ tiêu tuyển sinh 2019
- Năm 2019 Đại học Phương Đông dự kiến tuyển sinh 2.500 chỉ tiêu
Trường Đại học Quy Nhơn được thành lập vào ngày 30/10/2003 được Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 221/2003/QĐ-TTg, là một trong ba trường đại học đa ngành đứng đầu về đào tạo tại miền Trung Việt Nam, là một trụ cột trong hệ thống giáo dục bậc cao của Việt Nam, đang phấn đấu vào nhóm trường đại học trọng điểm quốc gia Việt Nam. Ngoài đào tạo, trường đồng thời còn là một trung tâm nghiên cứu khoa học và chính sách quản lý lớn của miền Trung Việt Nam.
Năm 2019 ĐH Quy Nhơn tuyển 4.600 chỉ tiêu và dự kiến mở thêm 2 ngành mới
Qua hơn 40 năm xây dựng và phát triển, Trường Đại học Quy Nhơn đã lớn mạnh không ngừng, cả về quy mô, lĩnh vực đào tạo lẫn trình độ và chất lượng đào tạo, cả về số lượng và chất lượng đội ngũ giảng viên, viên chức… Hiện nay, Trường có 16 khoa, đào tạo 46 ngành thuộc các khối sư phạm, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, kinh tế – tài chính, kỹ thuật và công nghệ, với quy mô xấp xỉ 13.000 sinh viên chính quy. Trường đã và đang đào tạo 17 chuyên ngành trình độ thạc sĩ, 03 chuyên ngành trình độ tiến sĩ với quy mô hơn 1000 học viên, NCS. Ngoài ra, Trường còn đào tạo đại học, sau đại học và bồi dưỡng tiếng Việt cho hàng trăm lưu học sinh Lào thuộc các tỉnh Attapư, Chămpasắc, Salavan và Sekon. Trường Đại học Quy Nhơn đến nay đã trở thành địa chỉ đáng tin cậy và có uy tín, thương hiệu trong xã hội. Đội ngũ giảng viên, viên chức của Nhà trường cũng đã trưởng thành nhanh chóng. Hiện nay, Nhà trường có 772 viên chức, người lao động; trong đó có 546 giảng viên với 33 GS, PGS; 142 TS; 359 ThS; 140 giảng viên đang là NCS trong và ngoài nước. Đây là nguồn lực dồi dào, là nền móng vững chắc đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đại học theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Trường Đại học Quy Nhơn là cơ sở giáo dục đại học đa ngành, đa lĩnh vực có sứ mệnh đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; bồi dưỡng nhân tài; nghiên cứu khoa học, truyền bá tri thức và chuyển giao công nghệ; phục vụ hiệu quả sự phát triển bền vững của đất nước, đặc biệt đối với khu vực Nam Trung Bộ – Tây Nguyên; góp phần thúc đẩy tiến bộ xã hội. Nhà trường không ngừng phấn đấu hướng đến tầm nhìn xa hơn năm 2030 trở thành trường đại học đa ngành, đa lĩnh vực định hướng ứng dụng có uy tín cao, đạt tiêu chuẩn chất lượng của khu vực Đông Nam Á; có vị thế quan trọng về hợp tác đào tạo, nghiên cứu, trao đổi học thuật, giao lưu văn hóa trong nước và quốc tế.
Trường ĐH Quy Nhơn công bố chỉ tiêu tuyển sinh 2019, dự kiến mở thêm 2 ngành mới
Năm 2019, tiếp tục thực hiện mục tiêu xây dựng trường vững mạnh, cung cấp nguồn nhân lực cho xã hội, Trường Đại học Quy Nhơn thông báo tuyển sinh với 3 hình thức xét tuyển cụ thể: xét kết quả của kỳ thi THPT quốc gia, xét học bạ lớp 12 và xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển. Các điều kiện xét tuyển này đều được đảm bảo theo quy định.
Ngày 25.3, PGS.TS Đỗ Ngọc Mỹ – Hiệu trưởng Trường Đại học Quy Nhơn – cho biết, chỉ tiêu tuyển sinh của nhà trường trong năm 2019- 2020 sẽ là 4.600 chỉ tiêu (năm 2018 là 4.438 chỉ tiêu ) cho 44 ngành đào tạo đại học; năm nay, nhà trường dự kiến sẽ tuyển sinh thêm 2 ngành mới là kiểm toán và kỹ thuật xây dựng.
Ngoài ra, Trường ĐH Quy Nhơn cũng xây dựng mới một số chuyên ngành đào tạo như: Biến đổi khí hậu, Quản lý tài nguyên môi trường (thuộc ngành Quản lý tài nguyên và môi trường); Quản lý thị trường bất động sản, Quản lý đô thị (thuộc ngành Quản lý đất đai).
Sinh viên trải nghiệm hệ thống phòng thực hành lưới điện thông minh trị giá 30 tỉ đồng.
Bên cạnh đó, nhà trường còn đầu tư một hệ thống phòng thực hành lưới điện thông minh trị giá 30 tỉ đồng phục vụ đào tạo các ngành Kỹ thuật điện, Kỹ thuật điện tử-viễn thông. Được biết, đây là phòng thí nghiệm lưới điện thông minh đầu tiên được trang bị cho các trường đại học có đào tạo khối ngành kỹ thuật ở Việt Nam hiện nay.
“Để mở được những ngành mới, nhà trường phải đảm bảo những điều kiện khắt khe và được thẩm định nhiều bước. Trong đó, đội ngũ giảng viên phải đảm bảo những điều kiện của Bộ GDĐT, kèm với đó là điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ đào tạo” – PGS.TS Đỗ Ngọc Mỹ cho biết thêm.
Nguồn: thptquocgia.com