Bộ GD&ĐT đề xuất tăng mức đóng học phí của sinh viên bậc đại học lên trung bình 12,5%/năm từ 2021-2026. Dưới đây ban biên tập THPT quốc gia xin cập nhật chi tiết để quý độc giả được biết.
- Nên cẩn trọng với những ngành đào tạo mới ở ĐH
- Tự chủ ĐH – Tăng học phí đi kèm với chất lượng
- Kiến nghị giao toàn bộ kỳ thi tốt nghiệp cho địa phương
Học sinh tham khảo tuyển sinh Đại học năm 2020
Dự kiến mức học phí Đại học 5 năm tới tăng hơn gấp 2 lần
Dự thảo quy định rõ về học phí đối với giáo dục đại học công lập. Theo tinh thần tăng cường tự chủ gắn với kiểm định chất lượng đào tạo của các trường đại học, Ban soạn thảo của Bộ GD&ĐT đã đề xuất mức thu học phí xác định tương ứng với mức độ tự chủ tài chính và mức độ kiểm định chất lượng đào tạo, lộ trình đến năm 2026 học phí đủ bù đắp chi phí đào tạo.
Theo đó, mức tăng học phí sẽ căn cứ vào kịch bản tăng trưởng kinh tế của Tổng cục Thống kê thông báo giai đoạn 2021- 2025 là 7,5%, cùng với tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng hằng năm khoảng 4-5%/năm và mức thu nhập bình quân đầu người tăng lên qua các năm.
Bộ GD&ĐT đề xuất mức tăng học phí bậc đại học năm học 2021-2022 là 12,5% so với năm học 2020-2021 và các năm tiếp theo. Ngoài ra, theo kết quả nghiên cứu, khảo sát chi phí đào tạo của 7 trường đại học công lập trên cả nước mức tăng học phí 12,5%/năm sẽ bảo đảm lộ trình tính đủ chi phí đào tạo vào năm 2025. Các trường cũng phải công khai mức học phí trên cổng thông tin điện tử, kèm thông tin tuyển sinh vào mỗi mùa tuyển sinh năm học để các em học sinh cũng như quý phụ huynh có thể nắm được.
Về khung học phí giáo dục đại học, theo Bộ GD&ĐT, tại Nghị định số 86, mức trần học phí chưa phù hợp với một số ngành, nghề đào tạo, ví dụ lĩnh vực khoa học sức khỏe, các chuyên ngành đào tạo đòi hỏi thời lượng đào tạo về thực hành lớn, cần nhiều chi phí thực hành. Khung học phí chưa gắn với định mức kinh tế kỹ thuật và kiểm định chất lượng đầu ra của trường đại học.
Các trường đại học đã tự đảm bảo chi thường xuyên nhưng vẫn áp dụng chung mức học phí với chương trình đại trà, chưa đủ bù đắp chi thường xuyên, dẫn đến khó khăn cho các đơn vị trong việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính. Dự kiến mức tăng học phí đại học từ năm 2021 đến 2026 được Bộ GD&ĐT đề xuất như sau:
Mức tăng học phí Đại học các năm tới theo như Bộ GD&ĐT đang đề xuất
Học phí với trường đại học công lập tự bảo đảm chi thường xuyên nhưng chưa kiểm định chất lượng đại học trong nước, được xác định tối đa bằng 2 lần mức trần học phí trên tương ứng với từng khối ngành và từng năm học.
Học phí đối với trường đại học công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và đạt kiểm định chất lượng trường đại học trong nước, được xác định tối đa bằng 2,5 lần mức trần học phí trên tương ứng với từng khối ngành và từng năm học.
Đối với trường đại học công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và đạt kiểm định chương trình đào tạo trong nước mức cao nhất hoặc kiểm định chất lượng quốc tế, được tự xác định học phí của chương trình. Việc tự quyết học phí sẽ phải nêu rõ trong phương án tự chủ tài chính trình cơ quan chủ quản phê duyệt.
Đối với các chương trình đào tạo chất lượng cao theo quy định của Bộ trưởng GD&ĐT và phải đạt kiểm định chương trình đào tạo trong nước mức cao nhất hoặc kiểm định chất lượng quốc tế trong vòng 2 năm thì được tự xác định học phí của chương trình và nếu rõ trong phương án tự chủ tài chính trình cơ quan chủ quản phê duyệt.
Trường Cao đẳng Y dược Pasteur tổng hợp.