Trang chủ / Thông tin tuyển sinh / Thí sinh diện ưu tiên không còn mặn mà với tuyển thẳng

Thí sinh diện ưu tiên không còn mặn mà với tuyển thẳng

Tỷ lệ thí sinh theo học và quan tâm đến diện ưu tiên tuyển thẳng những năm gần đây giảm dần, nhiều trường Đại học cho biết sau khi trúng tuyển thí sinh bỏ ngang thậm chí không theo học nữa.

Ảnh minh họa cho bài viết.

Thí sinh diện ưu tiên không còn mặn mà với tuyển thẳng

Quy chế tuyển sinh đại học của Bộ GD-ĐT cho ưu tiên xét tuyển thẳng thí sinh thuộc các huyện nghèo, huyện biên giới, hải đảo vào các trường đại học, cao đẳng suốt 8 năm qua. Theo đó sau khi thí sinh tham gia các kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, kỳ thi THPT quốc gia được ưu tiên tuyển thẳng vào các trường Đại học Cao đẳng.  Thế những những năm gần đây đối tượng này không còn mặn mà với việc ưu tiên tuyển thẳng.

Bộ GD&ĐT đã có những thống kê cả nước đối với các đối tượng ưu tiên tuyển thẳng, trong đó những năm qua đã xét tuyển được 2.435 thí sinh vào Đại học và 203 thí sinh vào Cao đẳng. Số thí sinh trúng tuyển trong các năm 2013, 2014 và 2015 vào các trường Đại học Cao đẳng tăng lên rất nhiều do bổ sung thêm đối tượng thuộc 22 huyện diện đặc biệt khó khăn, huyện biên giới và hải đảo của khu vực Tây Nam bộ và thí sinh là người đồng bào dân tộc rất ít người. Vậy nhưng, thực tế tỷ lệ thực học so với số thí sinh trúng tuyển là khá thấp.

Đáng nói hơn, từ năm 2017 đến nay, số thí sinh đăng ký thuộc diện này gần như không có. Theo tìm hiểu tại các trường Đại học Cao đẳng tại TPHCM, giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2017, số thí sinh các huyện nghèo được tuyển thẳng là 1.312 nhưng vỏn vẹn chỉ có 77 thí sinh theo học một con số khá khiêm tốn.

Con số này tại các trường Đại học thành viên của Đại Quốc gia TPHCM xét 193 thí sinh trúng tuyển, chỉ có 27 thí sinh theo học. Đối với trường Đại họcTài chính Marketing TPHCM có 188 thí sinh trúng tuyển, chỉ có 13 thí sinh theo học.

Trường Đại Sư phạm Kỹ thuật TPHCM có 3/179 thí sinh trúng tuyển theo học (đặc biệt năm 2015, toàn bộ 103 thí sinh trúng tuyển đều bỏ học). Trường Đại học Sài Gòn có 3/125 thí sinh trúng tuyển theo học. Trong khi đó, tại Trường Đại Cần Thơ, số lượng thí sinh đăng ký và trúng tuyển thẳng cao nhất nhưng số thí sinh theo học cũng ít ỏi. Trong năm 2014, trường có hơn 2.000 thí sinh trúng tuyển nhưng cuối cùng chỉ có 700 em theo học. 

Sinh viên làm thủ tục nhập học

Nguyên nhân thí sinh diện ưu tiên không mặn mà với tuyển thẳng.

Theo quy định của Bộ GD&ĐT đối với các thí sinh diện ưu tiên tuyển thẳng này , trước khi vào học Đại học chính thức, thí sinh trúng tuyển thẳng theo diện ưu tiên xét tuyển phải học bổ sung kiến thức chương trình phổ thông một năm (dự bị đại học). Trước thực tế này, nhiều trường Đại học Cao đẳng đã đưa ra 2 gợi ý để thí sinh lựa chọn: nếu học Đại học thì các em phải đóng học phí cao hơn 1,5 lần; nếu dự thi tuyển sinh vào ngành mà các em chọn thì học phí sẽ bằng hệ đại trà (riêng học ngành Sư phạm sẽ được miễn học phí). Đây là những khó khăn ban đầu mà các em vấp phải, cũng là yếu tố khiến nhiều thí sinh không muốn học hoặc học rồi bỏ ngang giữa chừng.

Trong năm 2015, tại rất nhiều cơ sở đào tạo như Học viện Hành chính quốc gia cơ sở TPHCM, Trường Đại học Kinh tế TPHCM, Trường Đại học Giao thông vận tải TPHCM, Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật TPHCM, Trường Cao đẳng Y tế Bình Dương…, thí sinh trúng tuyển đều bỏ học. Riêng các năm 2018 và 2019, toàn bộ các trường tại TPHCM chỉ có duy nhất một thí sinh trúng tuyển theo diện thí sinh vùng đặc biệt khó khăn và được gửi đến Trường Dự bị Đại học TPHCM (quận 5) để đào tạo.

Trở ngại tiếp theo mà các em thuộc đối tượng này vấp phải đó là các em đều ở những vùng khó khăn, dù có học bổ sung kiến thức một năm nhưng khi vào chương trình Đại học Cao đẳng chính thức các em vẫn theo không kịp, bởi đa phần các em có học lực rất yếu.

Lãnh đạo nhiều trường Đại học Cao đẳng cũng cho rằng, việc tạo điều kiện cho thí sinh vùng khó khăn có cơ hội tiếp cận Đại học Cao đẳng là chính sách đúng đắn của Nhà nước. Nhưng cùng với đó, không chỉ Bộ GD&ĐT mà các bộ ngành cùng địa phương phải ngồi lại để cùng nghiên cứu các lời giải như: nhu cầu từng ngành nghề phù hợp với địa phương, đầu ra như thế nào cho người học, bài toán học phí…

Trường Cao đẳng Y dược Pasteur tổng hợp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *