Bộ GD&ĐT đã có những phương hướng cho giai đoạn tuyển sinh từ năm 2021 đến 2025 trong đó, bắt đầu từ mùa tuyển sinh năm 2021 Bộ GD&ĐT yêu cầu các trường Đại học phải phát huy tối đã quyền tự chủ trong giáo dục Đại học.
- Tuyển sinh giáo dục đạt gần 2 triệu người trong năm 2020
- Bộ GD&ĐT yêu cầu tăng cường phòng dịch trong trường học
- Thi THPT quốc gia trên máy tính học sinh vẫn cần lộ trình
Học sinh tham khảo thông tin tuyển sinh của các trường Đại học
Tuyển sinh 2021 phải phát huy tối đa quyền tự chủ
Theo đó, bắt đầu từ mùa tuyển sinh năm nay 2020, nhiều trường đại học cũng cho biết, bên cạnh việc xét tuyển từ kết quả thi tốt nghiệp THPT quốc gia sẽ tiếp tục tổ chức kỳ thi – bài thi đánh giá năng lực để tuyển sinh trong năm 2021. Hiện một số trường đại học đang lên phương án tuyển sinh năm 2021, đáng chú ý trong đó là việc tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực để tuyển sinh. Cụ thể, Đại học Quốc gia TPHCM cho biết, trong mùa tuyển sinh năm 2021, trường vẫn tiếp tục tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực thành 2 đợt. Đợt 1 dự kiến vào ngày 28/3 và đợt 2 khoảng sau khi diễn ra kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông từ 7 đến 10 ngày, dự kiến vào ngày 4/7.
Đại học Quốc gia Hà Nội đang dự kiến sẽ tổ chức thi đánh giá năng lực trở lại để tuyển sinh đầu vào năm 2021. Trước đó, năm 2015, 2016, Đại học Quốc gia Hà Nội là trường đầu tiên trên cả nước tổ chức bài thi đánh giá năng lực để xét tuyển đầu vào. Kỳ thi được tổ chức hoàn toàn trên máy tính, thí sinh biết điểm ngay sau khi làm bài xong. Đại học Quốc tế (TP HCM) cũng đang cân nhắc việc có thể tổ chức trở lại kỳ thi đánh giá năng lực. Nếu kỳ thi này được tổ chức, sẽ có điều chỉnh nhỏ về môn thi. Tương tự, Đại học Việt Đức (TP HCM) cũng cho biết, trường sẽ tiếp tục tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực dự kiến vào tuần thứ 3 của tháng 5/2021.
Phó Giáo sư Nguyễn Phong Điền, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, trường dự kiến vẫn đưa ra 3 phương thức xét tuyển trong năm 2021, xét tuyển thẳng để xét tuyển tài năng, xét tuyển theo kết quả của kỳ thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển theo kết quả kỳ thi riêng do trường tổ chức. Khác với năm 2020, kết quả của kỳ thi riêng này sẽ được dùng để xét tuyển độc lập với kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông:
“Trường sẽ kiện toàn việc thi riêng này, có lẽ sẽ bổ sung thêm môn thi. Ngoài môn đánh giá về tư duy trên cơ sở đọc hiểu và môn Toán có phần tự luận thì chúng tôi sẽ thêm tổ hợp môn Khoa học tự nhiên để các em lựa chọn một cách phong phú, để nếu em đi theo hướng về Hóa- sinh, Môi trường thì các em có thể chọn tổ hợp môn Hóa- Sinh, hoặc các em có thể chọn môn Lý- Hóa để vào các ngành kỹ thuật khác”.
Thí sinh tham gia mùa tuyển sinh năm 2020
Nhận định về phương án dự kiến tổ chức kỳ thi riêng cũng như thông tin tuyển sinh năm 2021 của các trường đại học, Phó Giáo sư Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD-ĐT) cho biết, Bộ khuyến khích các trường thực hiện quyền tự chủ tuyển sinh theo quy định. Các trường có thể tiếp tục sử dụng các phương thức xét tuyển khác nhau, như vậy thí sinh cũng có thể đăng ký xét tuyển theo nhiều hình thức, nhiều nguyện vọng sẽ làm tăng cơ hội trúng tuyển:
“Đối với những trường ví dụ những trường có mức độ cạnh tranh rất cao, những trường đào tạo chuyên sâu, đặc thù, chuyên biệt mà cần một kỳ thi năng khiếu hoặc đánh giá năng lực, hoặc kỳ thi riêng 1-2 môn thì hoàn toàn có thể liên kết, khuyến khích các nhóm trường cùng tổ chức kỳ thi chung như vậy để đảm bảo là thí sinh sẽ giảm thiểu chi phí không phải tốn kém thời gian đi lại tham gia quá nhiều kỳ. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong những kỳ thi như thế”.
Bộ GD-ĐT cũng khẳng định, trong chừng mực nào đó, Bộ sẽ hỗ trợ công tác tuyển sinh để bảo đảm tính ổn định và những yêu cầu đặc thù riêng của các trường. Trước khi có trung tâm khảo thí độc lập, thi tốt nghiệp trung học phổ thông vẫn được tổ chức thi trên giấy. Nơi nào có điều kiện có thể tổ chức thi trên máy tính bởi việc này sẽ gọn nhẹ hơn nhiều, giảm sự can thiệp của con người và có kết quả ngay.
Trường Cao đẳng Y dược Pasteur tổng hợp.