Năm 2022 nhiều trường đại học, cao đẳng cơ bản vẫn giữ phương thức xét tuyển bằng kết quả thi THPT quốc gia tuy nhiên cũng có nhiều trường sẽ kết hợp các tiêu chí xét tuyển khác.
- Cần đa dạng hóa tuyển sinh đại học, cao đẳng trong năm 2022
- Xu thế tuyển sinh: Dựa vào kết quả thi đánh giá năng lực
- Bộ GD&ĐT: Các trường chủ động tổ chức xét tuyển chung
Năm 2022 các trường sẽ tuyển sinh ra sao?
Dựa trên quyết định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về phương án thi THPT quốc gia năm 2022 thì nhìn chung phần lớn các trường đại học, cao đẳng cơ bản vẫn giữ phương thức xét tuyển bằng kết quả thi THPT quốc gia hoặc xét học bạ.
Điểm thi THPT quốc gia vẫn được ưu tiên sử dụng mục đích tuyển sinh
Trao đổi về vấn đề này Giám đốc Trung tâm tư vấn tuyển sinh Trường ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM ThS Phạm Doãn Nguyên cho biết trong năm 2022 cơ bản các trường đại học vẫn sẽ sử dụng các phương thức xét tuyển tương tự như năm 2021. Tuy nhiên sẽ có một số điều chỉnh về số lượng chỉ tiêu đối với từng phương thức, cách thức nhận hồ sơ, quảng thời gian xét tuyển nhằm phù hợp với tình hình thực tế. Trường ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM sẽ tiếp tục thực hiện tuyển sinh dựa vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT; dựa vào kết quả của kỳ thi đánh giá năng lực do đại học ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức; xét học bạ phổ thông trung học đối với tổ hợp môn và theo điểm trung bình học kỳ.
Chia sẻ về vấn đề này ThS Phạm Thái Sơn Giám đốc Trung tâm tuyển sinh – Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM cũng thông tin trong năm 2022 trường dự kiến giữ nguyên các phương án tuyển sinh như năm trước. Cụ thể gồm xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT; xét học bạ phổ thông trung học, xét điểm thi THPT quốc gia; xét tuyển từ điểm kiểm tra ĐGNL của ĐH Quốc gia TP.HCM
TS Nguyễn Trung Nhân (Trưởng Phòng đào tạo) Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, cũng cho hay trong năm 2022 dự kiến kế hoạch tuyển sinh của trường cơ bản sẽ vẫn giữ ổn định như năm 2021. Trong đó, phương thức tuyển sinh chính với số lượng chỉ tiêu lớn vẫn là dựa vào điểm thi tốt nghiệp THPT. Cùng với đó trường vẫn duy trì các phương thức tuyển sinh khác như xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT, xét học bạ, xét điểm thi ĐGNL, …
ông Nguyễn Trường Thịnh, phụ trách trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM thông tin rằng hiện trường đang trong quá trình xây dựng đề án tuyển sinh năm 2022. Dựa trên những số liệu các năm trước về chất lượng đầu vào, Nhà trường sẽ vẫn đưa ra điểm chuẩn đại học dựa vào kết quả thi THPT quốc gia. Cùng với đó là thực hiện xét tuyển học bạ THPT, tuy nhiên Nhà trường sẽ điều chỉnh một số tiêu chí, điều kiện nhằm tuyển sinh được đúng đối tượng hơn.
Thí sinh tham dự kỳ thi đánh giá năng lực tại ĐH Quốc gia TP.HCM
Phương thức tuyển sinh bằng bài thi đánh giá năng lực
Dựa trên những kết quả tích cực mà kỳ thi đánh giá năng lực có được, năm 2022 phương thức tuyển sinh dựa vào bài thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia TP.HCM và ĐH Quốc gia Hà Nội tổ chức sẽ vẫn là phương thức tuyển sinh chính được nhiều trường đại học, cao đẳng sử dụng.
Giám đốc Trung tâm Khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo ĐH Quốc gia TP.HCM TS TS Nguyễn Quốc Chính cho biết trong năm 2022 kỳ thi đánh giá năng lực cơ bản không có nhiều thay đổi so với năm 2021 về công tác tổ chức, quy chế thi, hình thức thi, cấu trúc đề thi,… Về thời gian tổ chức kỳ thi dự kiến sẽ chia làm 2 đợt thi. Đợt thứ nhất vào cuối tháng 3 khi học sinh cơ bản hoàn thành chương trình lớp 12 và đợt thi thứ 2 sẽ diễn ra vào tháng 7 thời điểm sau kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Theo thông tin phòng truyền thông Cao đẳng Y Dược TPHCM có được thì ĐH Quốc gia Hà Nội dự kiến sẽ tổ chức kỳ thi ĐGNL khoảng 7-8 đợt, kéo dài từ tháng 2 đến tháng 8-2022. Kỳ thi này cơ bản sẽ đáp ứng nhu cầu cho khoảng 30.000 thí sinh. Kết quả thi sẽ dùng xét tuyển các trường ở trong hoặc ngoài hệ thống.
Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM), Trường ĐH Sư phạm TP.HCM… cũng dự kiến sẽ duy trì kỳ thi tuyển sinh riêng.